Chiến dịch hè 2023
Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 12
Banner giữa trang

Bản tin sinh hoạt Chi đoàn tháng 11

Đăng lúc: Thứ bảy - 09/11/2019 06:07
  TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Số 11 – Tháng 11/2019
Lưu hành nội bộ
 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG , ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 
 

Bác Hồ với những lời dạy với giáo viên, học sinh Việt Nam
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta lại cùng nhau nhớ về những lời dạy, tình cảm, tư tưởng của Bác, những mong mỏi của Bác đối với đội ngũ giáo viên, học sinh của cả nước. Mỗi lời Bác để lại đều trở thành động lực to lớn để lớp lớp giáo viên, học sinh quyết tâm giành thắng lợi sự nghiệp giáo dục có những bước phát triển mới theo tư tưởng và triết lý về giáo dục đậm chất nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Những người anh hùng vô danh”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Để phát triển nền giáo dục nước nhà, Bác Hồ luôn đề cao sứ mệnh của người thầy giáo. Người viết: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em Nhân dân, thì làm sao mà xây dựng CNXH được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày 15/10/1968, Bác Hồ nhắc lại các thầy, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên 3 điểm sau: Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.
Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.
Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Đề cao sứ mệnh của thầy cô giáo, trong thư Bác viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang”.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã và đang hết sức coi trọng sự nghiệp giáo dục. Năm 1982 đã lấy ngày 20/11 hàng năm làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”, thông qua nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện cho đông đảo đội ngũ thầy giáo, cô giáo được đào tạo chính quy, nâng cao chất lượng đời sống để các thầy giáo, cô giáo yên tâm công tác.
Niềm hi vọng to lớn ở thế hệ trẻ của đất nước
Bác Hồ kính yêu luôn dành tình cảm đặc biệt cho các em thiếu niên, nhi đồng – thế hệ trẻ của đất nước. Với Người, thế hệ trẻ chính là những mầm non, là niềm hi vọng cho đất nước phát triển tiến bộ, văn minh, hiện đại. Trong bức thư Bác gửi học sinh trong ngày khai trường vào tháng 9/1945 ngay sau ngày Bác đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác viết: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Trong thời đại hiện nay, thời đại sức mạnh của trí tuệ, khoa học - công nghệ và kinh tế - văn hóa đóng vai trò quyết định. Việt Nam với những chính sách mở cửa tích cực, đã và đang có những cơ hội hội nhập tốt nhất. Vì vậy, để nước Việt Nam phát triển được như Bác Hồ mong muốn đòi hỏi mỗi người phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, có khả năng đi tắt đón đầu. Điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có tri thức, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Do đó, hơn lúc nào hết, thế hệ học sinh hôm nay cần phải ra sức học tập, tu dưỡng trở thành người có tài và có tâm, đủ năng lực để hội nhập đưa đất nước tiến lên, phù hợp với bước tiến của thời đại.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Đây vừa là yêu cầu tất yếu có tính thời đại, trong xu thế toàn cầu hóa, vừa là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước ta; đồng thời đó cũng là nhu cầu của chính nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Xây dựng nền giáo dục mở, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc... Qua đó, sẽ góp phần “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ  Tổ quốc và nhu cầu học tập của Nhân dân”. Con người Việt Nam sẽ phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, sống đẹp và làm việc hiệu quả.
Từ bức thư đầu tiên (9/1945) cho tới bức thư cuối cùng (10/1968), những lời của Bác đã trở thành di sản vô giá, là báu vật thiêng liêng của dân tộc ta, đất nước ta nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng. Mỗi lời nói đó đã khơi dậy lòng yêu nghề, niềm tự hào đối với nghề, tinh thần trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên mà còn khơi dậy ý thức học tập của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Trích: http://www.bqllang.gov.vn/
 
THEO DÒNG LỊCH SỬ

Những ngày đáng nhớ trong tháng 11
 
- 07/11/1917: Kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga.
- 09/11/1946: Quốc hội khóa I kỳ họp thứ hai thông qua Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- 18/11/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.
- 20/11/1982: Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- 23/11/1940: Kỷ niệm Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ.
- 23/11/1946: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam.
 
Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1917 là sự kiện lịch sử có tác động lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới
Cuộc cách mạng diễn ra trong bối cảnh vào đầu thế kỷ 20, Nga là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Sa hoàng Nikolai II. Ông đã đẩy Nga vào Thế chiến I, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Kinh tế Đế quốc Nga kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn, đời sống người dân cực khổ. Ngoài ra, hoàng gia Nga còn bị "tu sĩ" Grigory Rasputin đứng đằng sau thao túng. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Sa hoàng diễn ra khắp nơi. Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai, bùng nổ với các cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể, tiêu biểu như cuộc biểu tình của 90.000 nữ công nhân từ 50 xí nghiệp tại Petrograd, thủ đô của Đế quốc Nga (hiện là Saint Petersburg). Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng bị lật đổ. Cách mạng tháng Hai được coi là cách mạng dân chủ tư sản. Theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik, công nhân và binh lính đã thành lập các Xô viết đại biểu, tức các cơ quan đại biểu để lãnh đạo đất nước. Cùng thời gian, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời. Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại hai chính quyền song song do hai lực lượng trên lãnh đạo. Chính phủ lâm thời không giải quyết những vấn đề đã hứa như cải cách ruộng đất cho nông dân, tạo việc làm cho công nhân. Tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra và Chính phủ lâm thời vẫn quyết theo đuổi chiến tranh. Trước tình hình này, ông Vladimir Ilyich Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik, đã xác định cần lật đổ chính quyền tư sản lâm thời, chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô viết" và "Hòa bình, ruộng đất, bánh mì". Ngày 24/10/1917, cuộc khởi nghĩa bắt đầu với sự lãnh đạo trực tiếp của ông Lenin. Cận vệ Đỏ, lực lượng vũ trang tình nguyện của công nhân và nông dân, tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, cầu đường. Ngày 25/10/1917, họ tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ lâm thời. Nữ binh lính diễu hành trong cuộc cách mạng. Ngay trong đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết do ông Lenin đứng đầu được thành lập. Các sắc lệnh đầu tiên được thông qua là Sắc lệnh hòa bình (lên án chiến tranh) và "Sắc lệnh ruộng đất" (nhằm giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân). 6 Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hội đồng có trách nhiệm cải cách ruộng đất: xóa bỏ việc chiếm hữu ruộng đất của giới địa chủ, trao lại ruộng đất cho nông dân. Đối với công nghiệp, họ quốc hữu hóa một số nhà máy lớn, đồng thời thực hiện chính sách lao động tiên tiến: ngày làm việc 8 giờ, cấm sa thải công nhân bừa bãi, quy định chế độ nghỉ phép đối với công việc nặng nhọc. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện chính sách nam nữ bình đẳng. Nước Nga Xô viết chính thức rút khỏi Thế chiến I vào ngày 3/3/1918 Công lịch. Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III được khai mạc, thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) sau đó được thành lập ngày 30/12/1922. Đảng Bolshevik phát báo của họ cho người dân vài ngày sau cuộc cách mạng
Ảnh hưởng lớn Cách mạng Tháng Mười là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20, đánh dấu việc ra đời của nước Nga Xô viết - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, ủng hộ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Vào thời bấy giờ, hầu hết các nước châu Á, châu Phi đều bị các nước thực dân phương Tây xâm chiếm 7 và biến thành thuộc địa. Chiến thắng của Cách mạng tháng 10 đã tạo xung lực để cho công cuộc đấu tranh của họ. Theo allafrica, tin tức về "chiến thắng của giai cấp vô sản" khi đó lan nhanh ở châu Phi. Được truyền cảm hứng bởi các sự kiện ở Nga, Ai Cập đã chống lại chế độ thực dân Anh năm 1919. "Cách mạng tháng 10 đã tạo tiền đề cho nhiều nước khác bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Cuba", Owei Lakemfa, cây bút trên Vanguardngr nhận xét. Trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh với việc kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, bài học lịch sử của Cách mạng tháng Mười, đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và giành được chiến thắng vẻ vang. Theo cây bút J. Arch Getty, giáo sư lịch sử ở Đại học California tại Los Angeles, với việc Cách mạng tháng Mười nổ ra và sự thành lập nước Nga Xô viết, lịch sử thế giới lần đầu tiên xuất hiện một kiểu nhà nước mới, cùng những chính sách hướng đến lợi ích của người lao động và công bằng xã hội như quyền bình đẳng của phụ nữ, cấm phân biệt chủng tộc, quyền làm việc 8 giờ/ngày, chống sa thải lao động vô cớ, trợ cấp cho người già và người tàn tật, giáo dục và y tế miễn phí. Getty cho rằng đây là những chính sách mà các nước phương Tây cùng thời kỳ chưa có. Sự ra đời và tồn tại của nước Nga Xô viết đã tạo ra áp lực khiến các nước tư bản phương Tây phải tự cải cách, mở rộng các quyền lợi của người lao động và phúc lợi xã hội. Ông Lakemfa thì nhận xét rằng Cách mạng tháng Mười "dạy cho người nghèo, đặc biệt là công nhân và nông dân rằng họ cũng có thể lãnh đạo đất nước". Theo đảng Cộng sản Liên bang Nga, Cách mạng tháng Mười không chỉ làm rung chuyển thế giới bởi quy mô mà còn đặt nền móng cho sự duy trì, phát triển ổn định và tiến bộ của thế giới, hướng tới sự chấm dứt nạn bóc lột giữa con người với con người, xây dựng một xã hội công bằng và chủ nghĩa xã hội. Theo đảng này, bằng cách đưa ra những giải pháp cho những thách thức của thế kỷ 20 thông qua hiện thân là Liên Xô, Cách mạng tháng Mười đã chứng minh cho thế giới sức sống của chủ nghĩa xã hội. "Cách mạng tháng Mười đã chiếu sáng con đường của nhân loại tiến vào kỷ nguyên thám hiểm không gian vũ trụ, tạo ra con đường để khai thác năng lượng hạt nhân và sử dụng nó vào mục đích hòa bình, mở ra cho mọi người con đường phía trước, hướng tới hòa bình và tiến bộ", tuyên bố của đảng Cộng sản Liên Xô trong dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười có đoạn viết. 8 Tổng thống Nga Putin ngày 3/11 gửi bức điện chào mừng tới những người tham dự hoạt động kỷ niệm. Ông gọi sự kiện năm 1917 là một phần không thể tách rời của lịch sử. Ông cho rằng cuộc cách mạng đã tác động vô cùng to lớn đến sự phát triển của nước Nga và toàn thể thế giới, phần nhiều định ra bức tranh chính trị, kinh tế và xã hội của thế kỷ 20. Geoffrey Roberts, giáo sư sử học ở Ireland, nhận định không sự kiện nào khác trong thế kỷ 20 đã làm thay đổi quá trình lịch sử thế giới hay có những kết quả to lớn như Cách mạng tháng Mười. Theo ông, những kết quả vẫn còn đến ngày nay. Ông cho rằng đảng Cộng sản Trung Quốc là "đứa con của Cách mạng Nga" và nhấn mạnh việc vào tháng trước, họ đã tái khẳng định "hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc cho một kỷ nguyên mới". "Những nỗ lực của đảng Bolshevik để thay đổi thế giới vẫn có thể được liên tưởng đến trong thời đại hiện nay, khi xu hướng bất mãn với giới tinh hoa chính trị truyền thống ngày càng gia tăng", Roberts nhận xét.
20/11 Ngày Nhà giáo Việt Nam
Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. 9 Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung. Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.
(Nguồn:  Sưu tầm)
 
DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI HÒA BÌNH
 
Trong tài liệu sinh hoạt Chi đoàn số 11/2019  Ban biên tập xin giới thiệu đến các bạn đoàn viên thanh niên, các tổ chức Đoàn về “Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan”


Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Hoà Bình đã có nhiều đóng góp to lớn về sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Nhiều tấm gương anh dũng hy sinh và nhiều trận đánh oanh liệt diễn ra dọc quốc lộ 6, đường 12, đường 21 và trên sông Đà.
Ngày 13/12/1951 tại dốc Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Kỳ Sơn (nay là huyện Cao Phong) đã diễn ra trận đánh quyết liệt. Trong trận đánh này, Anh hùng Cù Chính Lan đã nêu một tấm gương chiến đấu dũng cảm làm nức lòng quân dân cả nước - một mình dùng lựu đạn tiêu diệt xe tăng Pháp. Địa điểm trận đánh và xác xe tăng bị Anh hùng Cù Chính Lan tiêu diệt đã trở thành di tích lịch sử và được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận năm 1993.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan đánh xe tăng trên đường số 6 đã được khánh thành đúng nơi diễn ra trận đánh xưa do hoạ sỹ Mai Chí Tẩu thực hiện.
Cùng với những di tích lịch sử nổi tiếng trên, hiện nay, tỉnh ta tiếp tục các hoạt động tu bổ một số di tích lịch sử quan trọng khác trên địa bàn như: di tích Nhà máy in tiền tại đồn điền Chi Nê (1946-1947), xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy. Là tình hữu nghị Việt - Lào: địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình)… Những di tích lịch sử cách mạng không chỉ là điểm đến thăm quan, tìm hiểu của du khách mà còn là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần vào công cuộc xây dựng phát triển KT-XH, giữ vững AN-QP địa phương.
 
 (Nguồn:baohoabinh.vn)
  
 SỔ TAY NGHIỆP VỤ
 
Ban Biên tập xin gửi tới các đồng chí một số kỹ năng cần có của 1 Bí thư chi đoàn  
Tóm tắt:
​​Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo. Kỹ năng điều hành, quản lý. Kỹ năng tổ chức hoạt động. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề. Kỹ năng hoạt náo. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ.
 
Nội dung:
​1. Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo:
- Tham mưu chi uỷ, Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vấn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ.
- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn.
- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tác động, tổ chức sinh hoạt tư tưởng.
2. Kỹ năng điều hành, quản lý:
- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của Ban chấp hành, phân công phân nhiệm uỷ viên Ban chấp hành.
- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc, về tư tưởng.
- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định…
3. Kỹ năng tổ chức hoạt động:
- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào…
- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.
- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động
4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề:
- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như: chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản…
- Biết tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.
5. Kỹ năng hoạt náo:
- Tổ chức sinh hoạt trò chơi, múa, hát, sinh hoạt tập thể, kể chuyện vui, đọc, ngâm thơ .
- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.
6. Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ:
- Xử lý các tình huống trong công tác Đoàn.
- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên thanh niên.
- Xác định vai trò vị trí của chi đoàn, Bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với với Đoàn cấp trên, với chi uỷ, với các tổ Hội Đoàn thể khác.
​(Nguồn:  Sưu tầm)
 
 
Ban Biên tập xin gửi tới các đồng chí Kết luận của Bộ chính trị về độ tuổi tái cứ nhiệm kỳ 2020 - 2025
 
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành Kết luận số 60-KL/TW ngày 08/10/2019 về độ tuổi tái cử chính quyền và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với nhân sự tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Dưới đây là toàn văn Kết luận.

KẾT LUẬN
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

về độ tuổi tái cử chính quyền và trình độ chuyên môn,
lý luận chính trị đối với nhân sự tham gia cấp ủy các cấp
nhiệm kỳ 2020 - 2025
-----
Tại phiên họp ngày 03/10/2019, xem xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương về việc xin ý kiến dự thảo Hướng dẫn một số nội dung Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Tờ trình số 392-TTr/BTCTW, ngày 27/9/2019), Bộ Chính trị kết luận như sau:
1. Về việc xác định độ tuổi và thời điểm tính độ tuổi tái cử chính quyền các cấp: Giao cho Ban Tổ chức Trung ương căn cứ Điểm 3.3 và Điểm 3.2, Mục 3 Phần II Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.
2. Việc xem xét trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của nhân sự quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và giới thiệu tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 thực hiện theo Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Luật Giáo dục số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, cụ thể: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng và Nhà nước. Văn bằng chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
Giao cho Ban Tổ chức Trung ương căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kết luận này để hướng dẫn việc thực hiện.
 
Nguồn: http://tulieuvankien.dangcongsan.vn

 Gương thanh niên làm kinh tế giỏi huyện Tân Lạc
 
Anh Bùi Văn Tường sinh ra trong một gia đình nhà  nông tại Xóm Sung Xã Thanh Hối huyện Tân Lạc  bản thân anh luôn nghĩ phải làm cách nào để phát triển kinh tế gia đình và làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, phải trồng cây gì hay nuôi con gì để có thể làm giàu cho bản thân. 
 
Với sự năng động và sức trẻ nghĩ được và quyết tâm sẽ làm đuợc. Sau khi anh tốt nghiệp trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, nhận thấy bản thân muốn gắn bó với mảnh đất quê hương nên anh đã quyết tâm trở về quê hương lập nghiệp, phát triển kinh tế  giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần sức trẻ xây dựng quê hương. Được sự ủng hộ của gia đình, anh đã mạnh dạn lập nghiệp bằng mô hình “Vườn ươm” với các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Lập nghiệp với  số vốn ít ỏi, cùng với vốn kinh nghiệm đã được thực hành trong thời gian còn học tập trên ghế nhà trường đã giúp anh bắt đầu xây dựng mô hình từ những cây giống đầu tiên. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của gia đình, anh đã vượt qua, mô hình vườn ươm dần đi vào ổn định và bước đầu đã cho thu nhập.
 
Hiện tại trong mô hình đã có nhiều loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả được nhân giống, như: cây dổi ghép, cây mít, giống cây bưởi đỏ, bưởi da xanh,.... Trong đó tập trung chủ yếu là cây dổi ghép lấy hạt cho năng suất cao và xuất bán tại các huyện trong tỉnh, các tỉnh phía bắc như: Bắc Giang, Hưng Yên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La..Tính đến nay, mô hình “Vườn ươm” đã đi vào ổn định và cho thu nhập kinh tế cao, cụ thể diện tích vườn ươm 5000m2 .Trong đó: tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn: 2000 m2 và tại xóm Sung, Thanh Hối, Tân Lạc: 3000 m2 Trung bình xuất bán/ năm 20 vạn cây, gồm các loại cây lâm nghiệp như dổi, mít, và các loại cây ăn quả khác. Thu lợi nhuận:  400 đến 500 triệu đồng/ năm. Bên cạnh đó anh còn tham gia vào mô hình hợp tác xã sản xuất rau an toàn tại địa phương.
Không chỉ làm kinh tế giỏi anh còn là đoàn viên năng nổ, nhiệt tình, luôn hết mình tham gia hoạt động Đoàn, các chương trình hoạt động chủ điểm của các cấp Đoàn, hội vì cuộc sống cộng đồng, vì an sinh xã hội với nhiều phần việc như: Tham gia làm sạch dòng suối, phát quang đường làng ngõ xóm; Tham gia các mô hình “ Hàng cây thanh niên làm theo lời Bác”, “ Thùng rác thanh niên xây dựng nông thôn mới”, tận tình giúp đỡ đoàn viên, thanh niên về  kinh nghiệm trồng trọt và  vận động đoàn viên thanh niên tham gia vào tổ chức. Với những thành tích xuất sắc trong phong trào thanh niên thi đua phát triển kinh tế gia đình và tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương, UBND Huyện Tân Lạc biểu duơng và  tặng giấy khen trong phong trào “Tôi yêu tổ quốc tôi” giai đoạn 2014- 2019 tại Đại hội Hội Liên Hiệp Thanh niên Vịêt Nam Huyện Tân Lạc khoá V nhiệm kỳ 2019-2024. Với tinh thần thanh niên lập thân lập nghiệp, vượt qua mọi khó khăn không ngại gian khổ và từng bước có được thành công dám nghĩ dám làm ý chí  làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình
 
Trích nguồn: doanthanhnien.hoabinh.gov
 
 BÀI HÁT THANH NIÊN 
 
 Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ
                                       
      
Từ biển khơi tới miền rừng núi cao
Cờ đoàn ta mang ảnh Bác với tên người vĩ đại
Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời
Tình người ấm trong tim ta trên đường chiến đấu.
Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc
Cho mai sau thoả long mong ước
Của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh
Vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại
Đồng lúa trĩu bông, quê ta nhà máy khói ngút trời
Cả tổ quốc trong tương lai ánh điện toả sáng.
Là công sức ta xây nên đất trời tổ quốc
Thêm xanh tươi thoả lòng mong ước
Của Bác Hồ đêm ngày hằng mong
                                                                 Sáng tác: Triều Dâng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
 

Văn bản mới

 Số: 27-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số: 26-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số 70 - CV/ĐTN
Tên: (V/v tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia Hệ tri thức Việt số hóa)

Ngày BH: (07/08/2018)

 Số 18 - KH/ĐTN
Tên: (Kế hoạch Tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018))

Ngày BH: (02/07/2018)

 Số 56-CV/ĐTN
Tên: (V/v vận động ĐVTN tham gia công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng chống bệnh dại)

Ngày BH: (08/07/2018)

 Hướng dẫn số 17-HD/ĐTN Xây dựng Đoàn cơ sở "3 chủ động" giai đoạn 2018-2022
Tên: (Hướng dẫn xây dựng đòn cơ sở "3 chủ động", giai đoạn 2018-2022)

Ngày BH: (01/07/2018)

 Công văn số 56-CV/ĐTN v/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật"
Tên: (V/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật")

Ngày BH: (01/07/2018)

 49 - CV/ĐTN
Tên: (Triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo” trong thanh niên Hòa Bình năm 2018.)

Ngày BH: (21/06/2018)

 KH số 08 tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tên: (KH tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh)

Ngày BH: (11/03/2018)

 Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018
Tên: (Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018)

Ngày BH: (28/03/2018)

Music


  • Đang truy cập: 377
  • Khách viếng thăm: 364
  • Máy chủ tìm kiếm: 13
  • Hôm nay: 83397
  • Tháng hiện tại: 2892955
  • Tổng lượt truy cập: 22960367

Liên kết Website