Chiến dịch hè 2023
Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 12
Banner giữa trang

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Số 10 – Tháng 10/2020

Đăng lúc: Thứ ba - 06/10/2020 21:39
Small huy hieu doan 
 HÒA BÌNH
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Số 10 – Tháng 10/2020
Lưu hành nội bộ
 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 64 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
HỘI LHTN VIỆT NAM (15/10/1956 -15/10/2020)
Rounded Rectangle: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 
 
 

Nhớ những lời dạy của Bác Hồ dành cho thanh niên
 
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam đến với cách mạng, tham gia vào quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Bởi theo Người thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, xung kích trên các mặt trận, góp phần xây dựng hoà bình. Bác rất tin tưởng ở thanh niên - lực lượng hậu bị của Đảng và là lực lượng cách mạng cho đời sau.
Ngay từ thời trẻ, Người đã ý thức được vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là vô cùng to lớn. Như tình cảm của một người cha đối với con, Bác Hồ hiểu rõ những ưu, nhược điểm của thanh niên nước ta. Bác luôn căn dặn thanh niên: “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh niên”. Bác luôn nhấn mạnh đến việc học tập, vấn đề cốt lõi để các thế hệ thanh niên trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn kiến thức, một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho các thế hệ thanh niên có thể vươn mình ra biển lớn, lấy sức trẻ làm giàu cho Tổ quốc, quê hương.
Có thể khẳng định rằng, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã dành cho thế hệ trẻ những tình cảm và sự quan tâm sâu sắc.
Nhân dịp kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956- 15/10/2018). Nhân dịp này, xin được trích dẫn những lời dạy mà lúc sinh thời Bác đã dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam để thấy được những tình cảm sâu sắc, sự quan tâm bồi dưỡng những thế hệ thanh niên của Bác kính yêu.
 Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.
(Thư gửi Thanh niên An Nam, 1925)
“… ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nhà nước trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
(Thư gửi các em học sinh nhân Ngày khai trường đầu tiên
 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tháng 9/1945).
“Hỡi anh chị em thanh niên Nam Bộ!
Tôi thề cùng các bạn giữ vững nền độc lập tự do của nước Việt Nam. Dẫu có phải hy sinh đến nửa số dân tộc, ta cũng quyết hy sinh. Cuộc kháng chiến tự vệ chính nghĩa của dân tộc Việt Nam phải toàn thắng”.
(“Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ”, ngày 30/10/1945)
“... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội.
Vậy qua năm mới, các cháu phải xung phong thực hành “đời sống mới”.
Đời sống mới là:
- Hăng hái, kiên quyết, không sợ khó, không sợ khổ.
- Phải siêng học, phải siêng làm, phải tiết kiệm.
- Việc nên làm (như ủng hộ kháng chiến, tăng gia sản xuất) thì ta không chờ ai nhắc nhủ.
- Việc nên tránh (như tự tư tự lợi) thì ta không đợi ai ngăn ngừa”
 (Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến,
1 - 1946, Sđd, tập 4, trang 167.)
“… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó”.
 (“Thư gửi các bạn thanh niên”, ngày 12/8/1947)
            “Không có việc gì khó
             Chỉ sợ lòng không bền
             Đào núi và lấp biển
             Quyết chí ắt làm nên”.
(Bài thơ Bác tặng Đơn vị thanh niên xung phong 312
 làm đường tại xã Cẩm Giàng, Bạch Thông, Bắc Kạn, ngày 28/3/1951)
“Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là: Phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỗi cháu và toàn thể các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy”.
(Thư gửi thanh niên, tháng 4/1951, Hồ Chí Minh toàn tập)
 “Kháng chiến càng tiến tới, công việc ngày càng nhiều, chúng ta cần củng cố và phát triển Ðội TNXP để bảo đảm thêm công việc kháng chiến và đào tạo cán bộ sau này. Nhiệm vụ của Ðội TNXP là xung phong mọi việc bất kỳ việc khó, việc dễ và phục vụ đến ngày kháng chiến thành công. Ðó là nhiệm vụ rất vẻ vang của thanh niên”.
(“Ðội Thanh niên xung phong” đăng trên báo Nhân Dân số 147, 1953)
 “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
(Bài nói chuyện với sinh viên và thanh niên trong 
Lễ khai mạc Trường Đại học Nhân dân Việt Nam ngày 19/11/1955)
 “Tính trung bình thanh niên chiếm độ 1 phần 3 tổng số nhân dân – tức là một lực lượng to lớn. Lực lượng to lớn thì phải có nhiệm vụ to lớn”
(“Nhiệm vụ của thanh niên ta”, báo Nhân dân ngày 20/12/1955)
“Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Để thật xứng đáng là người chủ của một nước xã hội chủ nghĩa, thanh niên ta quyết tâm thực hiện mấy điều sau đây:
- Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém, người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm xây dựng nước nhà.
- Phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân như tự tư tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường. Phải chống tham ô, lãng phí.
- Phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.”
(Bài nói chuyện tại Đại hội Thanh niên tích
 cực lao động xã hội chủ nghĩa, ngày 17/3/960)
 “Thanh niên ta phải cố gắng học. Do hoàn cảnh trong xã hội cũ hạn chế nên số đông thanh niên công – nông ta ít được học. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức”.
(Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III 
của Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, ngày 24/3/1961)
 “Bác rất yêu quý thanh niên:
- Vì thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các cháu nhi đồng.
- Vì thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Vì thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ Tổ quốc”.
(Bài nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai
 của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, ngày 20/12/1961)
 “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”.
(Bài phát biểu tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc, tháng 9/1962)
 Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên… Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt.
Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm", "gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người".
Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ”
(Bài phát biểu tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên 
Lao động Việt Nam toàn miền Bắc, ngày 22/9/1962)
 “Bác muốn dặn thêm các cháu mấy điều:
- Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Không sợ gian khổ, hy sinh, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và anh dũng chiến đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
 - Phải tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân dân. Tăng cường đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do.
- Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.
- Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân.
- Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”.
(Thư gửi thanh niên Ngày 2/9/1965, Báo
 “Các cháu xứng đáng là những thanh niên ưu tú của nhân dân Việt Nam anh hùng. Và, giặc Mỹ đã thua to ở hai miền nước ta, chúng đang thất bại ngày càng nặng nề hơn ở miền Nam, nhưng chúng vẫn rất ngoan cố chưa chịu từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Vì vậy, Bác nhắc nhở các cháu: Phải nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác cách mạng, cùng quân dân ta quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược; luôn luôn đoàn kết, ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa để ngày càng tiến bộ, đem hết nhiệt tình tài năng của tuổi trẻ cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước”.
(Thư khen ngợi đơn vị TNXP 333 có nhiều thành 
tích xuất sắc trên các tuyến đường Khu Bốn ác liệt, ngày 27/1/1969)
  “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.
(Di Chúc của Người)
Trích: http://www.bqllang.gov.vn
 
 
  Rounded Rectangle: THEO DÒNG LỊCH SỬ
  

- 01/10/1991: Kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi.
- 04/10/1920: Kỷ niệm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu.
- 10/10/1954: Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ Đô.
- 13/10/1945: Kỷ niệm Ngày thành lập doanh nhân Việt Nam.
- 14/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội nông dân Việt Nam.
- 15/10/1956: Kỷ niệm Ngày thành lập hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- 15/10/1930: Kỷ niệm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng.
- 20/10/1930: Kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
 
01/10/1991: NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI
Ý thức được tầm quan trọng của người cao tuổi, năm 1982 lần đầu tiên Liên Hiệp quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về tuổi già tại Áo, hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, viện trưởng viện lão khoa Việt Nam. Hội nghị đã thông qua chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già và khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: 
* Sức khoẻ và ăn uống
* Nhà ở và môi trường.
* Gia đình.
* Dịch vụ và bảo trợ xã hội.
* Việc làm.
* Nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi.
Đến năm 1990, tức 8 năm sau Đại hội thế giới ở Áo, để tập trung sự chú ý của thế giới về vấn đề người cao tuổi, đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm ngày quốc tế người cao tuổi, bắt đầu từ 01/10/1991.
 
04/10/1920: KỶ NIỆM NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TỐ HỮU
I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ THỮU
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, Bí danh là Lành, sinh ngày 4/10/1920 trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế[1]. Năm 12 tuổi mẹ mất; năm 13 tuổi vào học tại trường Quốc học Huế. Năm 1936, Tố Hữu tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế; Năm 1937, Tố Hữu gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, Đồng chí được cử vào Thành ủy Huế, phụ trách công tác tuyên truyền và thanh vận; Tháng 4/1939, bị thực dân Pháp bắt và kết án hai năm tù giam ở Huế. Do đấu tranh chống tra tấn, Đồng chí bị thực dân Pháp tăng án tù và đày đi Lao Bảo, rồi Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn,... sau đó đi trại tập trung Đắk Lay (Kon Tum) trong nhiều năm. Tháng 3/1942, Đồng chí vượt ngục Đắk Lay về Huế, sau đó ra Hà Nội; cuối tháng 7/1942, bí mật vào Thanh Hóa hoạt động, gây dựng lại cơ sở cách mạng; Từ năm 1943 - 1945, làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, tham gia Ban lãnh đạo chiến khu Quang Trung; sau ngày Nhật đảo chính Pháp (tháng 3/1945), được Trung ương phái vào tổ chức Ủy ban Khởi nghĩa ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và liên lạc với các đồng chí hoạt động cách mạng ở Nam Trung Bộ.
Tháng 8/1945, đồng chí Tố Hữu làm Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế; năm 1946, được điều ra Trung ương phụ trách công tác văn hóa và thanh niên; cuối năm 1946, về làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Từ năm 1947 - 1950, Đồng chí được Trung ương điều động lên Việt Bắc phụ trách công tác văn nghệ và làm Trưởng tiểu ban văn nghệ Trung ương; tháng 9/1950, Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Tuyên truyền do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách; đồng chí Tố Hữu được phân công làm Trưởng Ban.
Năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Tố Hữu được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; tháng 7/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 39-SL bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Nha thông tin thuộc Phủ Thủ tướng.
Cuối năm 1954, Đồng chí được phân công làm Phó trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật; Năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đảng. Năm 1968, Đồng chí được phân công làm Trưởng ban Tuyên huấn và Trưởng ban Khoa học - Giáo dục Trung ương; Năm 1969, được phân công làm Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc Trung ương (từ năm 1977 là Giám đốc Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc); Năm 1972, được phân công kiêm Trưởng Ban Thống nhất Trung ương. Năm 1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí Tố Hữu được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được bầu là Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và được phân công làm Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, Giám đốc Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc; Từ năm 1980, được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước; Năm 1981, được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa VII, được Quốc hội cử giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng; Tháng 3/1982, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Bộ trưởng cho đến tháng 6/1986. Từ tháng 6/1986, được giao nhiệm vụ phụ trách công tác tư tưởng và văn hóa của Đảng; Tháng 10/1991, được Bộ Chính trị phân công tham gia tổng kết, nghiên cứu một số vấn đề về tư tưởng, văn hóa, giáo dục và khoa học.
 
Đồng chí Tố Hữu mất ngày 9/12/2002 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong suốt cuộc đời gần 70 năm không ngừng nghỉ hoạt động cách mạng và làm thơ, đồng chí Tố Hữu đã có công lao, thành tích to lớn trong sự nghiệp cách mạng; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật, nhiều huân chương, huy chương và phần thưởng cao quý khác.
 
II. ĐỒNG CHÍ TỐ HỮU VỚI SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG VÀ DÂN TỘC
1. Đồng chí Tố Hữu - người chiến sĩ cộng sản kiên trung của cách mạng Việt Nam
  Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, muôn dân nô lệ lầm than dưới ách bóc lột của chế độ thực dân phong kiến; ngay từ thuở nhỏ, Tố Hữu đã chứng kiến cảnh cực khổ của Nhân dân, những bất công, ngang trái của xã hội đương thời nên đã sớm hun đúc lòng yêu nước, căm thù giặc.
Sau khi mẹ mất, năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tập tại trường Quốc học Huế. Tại đây, Tố Hữu đã tiếp cận được tư tưởng của Các Mác, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh... Đặc biệt được sự dìu dắt của các đồng chí Lê Duẩn, Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), Nguyễn Chí Diểu, Phan Đăng Lưu, Tố Hữu nên đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1936, Tố Hữu tham gia Đoàn Thanh niên Cộng sản, được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi. Tháng 4/1939, Đồng chí bị địch bắt, tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao như: Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, ngục Đắk Lay (Kon Tum)… Ngục tù của thực dân đế quốc đã không khuất phục nổi ý chí cách mạng và niền tin tất thắng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi Tố Hữu. Đồng chí cùng với các chiến sĩ cộng sản như Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Anh, Lê Tự Nhiên, Lê Chưởng, Phạm Tế, Hồ Tùng Mậu, Chu Huy Mân, Nguyễn Duy Trinh… đã “biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản”; nêu cao khí phách người cộng sản, kiên quyết đấu tranh chống tội ác của nhà tù thực dân; luôn sẵn sàng che chở, giúp đỡ đồng chí của mình. Trong lao tù, Tố Hữu vẫn làm thơ động viên tinh thần các chiến sĩ cộng sản. Mỗi bài thơ của Tố Hữu là một tiếng kèn thôi thúc, như lời mách bảo, nung nấu ý chí, cuốn hút thanh niên theo cách mạng, thôi thúc tuổi trẻ hành động, thể hiện nỗi niềm của hàng triệu người dân đất Việt tin tưởng vào độc lập tự do, tương lai tươi sáng.
Tháng 3/1942, Đồng chí vượt ngục về Thanh Hóa hoạt động, được Trung ương phái vào tổ chức Ủy ban khởi nghĩa các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và được phân công tham gia tổ chức Xứ ủy lâm thời Trung Bộ, giữ chức Phó Bí thư Xứ ủy. Những năm tháng gian khó của cách mạng, đồng chí Tố Hữu đã cùng với đồng chí, đồng bào xây dựng và phát triển phong trào cách mạng ở miền Trung. Ngày 17/8/1945, theo sự chỉ đạo của Trung ương, Đồng chí đến Huế cùng các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Duy Trinh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thừa Thiên - Huế và chuẩn bị mọi mặt để giành chính quyền ở Huế. Ngày 23/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa gửi tối hậu thư cho Bảo Đại khuyên ông ta tự thoái vị; đến 14 giờ cùng ngày, trước 10 vạn đồng bào tại sân vận động Huế, đồng chí Tố Hữu nhân danh Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa tuyên bố “Xóa bỏ chính quyền Bảo Đại, lập chính quyền nhân dân toàn tỉnh, bảo đảm tính mạng và tài sản cho toàn thể đồng bào. Yêu cầu đồng bào tiếp tục sản xuất làm ăn và giữ vững trật tự an ninh. Từ nay, nước ta đã hoàn toàn độc lập tự do. Nhân dân được hoàn toàn làm chủ cuộc đời mình”[2].
Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, Phó Bí thư Xứ ủy Trung Bộ, đồng chí Tố Hữu đã có đóng góp to lớn trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thừa Thiên Huế - Trung tâm chính trị đầu não của Triều đình Nguyễn, dinh lũy cuối cùng của chế độ thực dân phong kiến, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám (1945), khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng và Nhân dân ta lại phải đương đầu với hai cuộc kháng chiến thần thánh để bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà. Với tư cách là nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng, nhà văn hóa, nhà thơ Đồng chí đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng đầy gian khổ, anh dũng và vẻ vang của dân tộc. Trong kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đồng chí Tố Hữu luôn có mặt ở tiền tuyến như một chiến sĩ xung phong, nhiều lần tham gia chiến đấu trong chiến dịch Tây Bắc. Khi đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, cùng với đồng chí, đồng bào cả nước, đồng chí Tố Hữu đã không quản ngại gian lao, nguy hiểm sẵn sàng lao vào chiến trường miền Nam, dọc theo tuyến đường Trường Sơn - đường mòn Hồ Chí Minh để viết nên những câu thơ hùng tráng về tiền tuyến lớn tạo sức lay động mạnh mẽ đến toàn quân, toàn dân ta, góp phần thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng cách mạng. Đất nước thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ mới, vừa nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội; đây cũng là thời điểm bắt đầu một cuộc đấu tranh không kém phần gian nan, vất vả, cực nhọc để từ đói nghèo đến ấm no, từ tụt hậu đến tiên tiến; đồng chí Tố Hữu luôn thể hiện là người dám chịu trách nhiệm, góp phần vào những quyết định táo bạo, đầy sáng tạo để xóa bỏ cơ chế đã không còn thích hợp với tiến triển thời cuộc, vận hội mới.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao nhiều trọng trách quan trọng, dù ở cương vị và lĩnh vực công tác nào, đồng chí Tố Hữu cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, một lòng, một dạ tận tụy vì sự nghiệp cách mạng, nêu cao truyền thống kiên trung, bất khuất, kiên cường của người cộng sản, giữ gìn đạo đức cách mạng trong sáng, gắn bó với đồng chí, đồng bào, với cơ sở.
2. Đồng chí Tố Hữu - nhà hoạt động chính trị năng nổ, người lãnh đạo ưu tú của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa
Cuộc đời hoạt động cách mạng trải qua nhiều lĩnh vực công tác, đặc biệt trên lĩnh vực công tác tư tưởng - văn hóa, đồng chí Tố Hữu đã luôn thể hiện phẩm chất cao quý là nhà hoạt động chính trị năng nổ, người lãnh đạo ưu tú trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
Những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc, được giao phụ trách vận động văn hóa kháng chiến, lĩnh vực tuyên truyền và văn nghệ, đồng chí Tố Hữu đã hòa cùng công cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, truyền đạt các nghị quyết của Trung ương, động viên đội ngũ cán bộ tuyên huấn và văn nghệ sĩ sẵn sàng xông pha nơi chiến trường với niềm tin lạc quan mãnh liệt vào thắng lợi. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhiệt huyết của Đồng chí đã lan tỏa, khích lệ các cán bộ tuyên huấn, văn hóa - văn nghệ bám sát các công trường, nông trường, nhà máy hầm mỏ, ruộng đồng, trường học, đơn vị quân đội… để tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, phản ánh và biểu dương người tốt việc tốt, các tấm gương tiêu biểu. “Tuyên truyền điển hình” - một phương pháp tuyên truyền rất hiệu quả là sáng tạo được Đồng chí quan tâm chỉ đạo sâu sát trong những năm tháng kháng chiến, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Là người lãnh đạo ưu tú trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đồng chí Tố Hữu luôn thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc chuẩn bị về tổ chức bộ máy, cán bộ và nội dung, phương thức công tác tư tưởng của Đảng. Cuối những năm 60, đầu những năm 70, đồng chí Tố Hữu đề nghị và được tập thể Ban Bí thư Trung ương Đảng chấp nhận mở rộng quy mô đào tạo cán bộ lãnh đạo và cán bộ lý luận, mở thêm Trường Đảng Trung ương tại chức, Trường Nguyễn Ái Quốc miền Nam ở vùng giải phóng miền Nam, hệ đặc biệt cho các cán bộ chuẩn bị làm nhiệm vụ tiếp quản các tỉnh, thành phố miền Nam. Với tinh thần chỉ đạo đó, các trường Đảng tỉnh cũng được củng cố về tổ chức, nội dung, chương trình đào tạo. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận, cán bộ tuyên huấn các cấp, cũng như việc nâng cao nhận thức, trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên luôn được đồng chí Tố Hữu quan tâm đặc biệt. Trước và sau các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc hoặc Hội nghị Trung ương, đồng chí Tố Hữu thường chủ động, đi trước truyền đạt nội dung, tinh thần các văn kiện, giúp các cơ quan Tuyên huấn, báo chí, trường Đảng sớm có thông tin, tài liệu phổ biến, tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đến với cán bộ, đảng viên và Nhân dân một cách nhanh nhất.
Đồng chí Tố Hữu là tấm gương mẫu mực thực hiện xuất sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Đồng chí không chỉ truyền đạt đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng đến với đội ngũ văn nghệ sĩ, với đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân, mà còn là người lính xung kích thực hiện thắng lợi đường lối ấy, góp phần xây dựng đời sống tinh thần ngày càng phong phú và lành mạnh. Trong quá trình xây dựng đội ngũ làm công tác tư tưởng - văn hoá, đồng chí Tố Hữu đã trực tiếp góp phần động viên, tập hợp, tổ chức và phát triển đoàn văn nghệ từ Bắc vào Nam, những tài năng của Nhân dân, những chiến sĩ trung kiên đó đã làm nên một nền văn hoá - văn nghệ thời đại Hồ Chí Minh bất tử, các giá trị đó còn phát huy tác dụng đến hôm nay và mãi mãi về sau.
Những tác phẩm của Đồng chí: Tổ chức cơ sở Đảng và nhiệm vụ, quyền hạn của đảng viên (1968), Tăng cường năng lực lãnh đạo của các huyện ủy (1968), Nâng cao chất lượng đảng viên…(1971), Quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý nông nghiệp… (1976), Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt theo gương các điển hình tiên tiến (1978), Công tác giáo dục và sự nghiệp bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau (1980), Nắm vững đường lối, giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ kinh tế (1985)… giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên từng lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng đảng qua các thời kỳ cách mạng.
Trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, cả trong chiến tranh và thời bình, đồng chí Tố Hữu nổi lên như một vị tướng cầm quân, vừa như một người lính xung trận. Chính vì vậy, ngay cả khi không giữ cương vị lãnh đạo trực tiếp, Bộ Chính trị Trung ương Đảng vẫn tín nhiệm, phân công Đồng chí phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa. Từ năm 1991, Đồng chí tiếp tục được mời tham gia nghiên cứu, tổng kết một số vấn đề tư tưởng - văn hóa, khoa học, giáo dục. Với tầm cao trí tuệ, sự xả thân cho lý tưởng cách mạng, đồng chí Tố Hữu đã trở thành một nhà lãnh đạo tài năng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng.
Không chỉ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, với cương vị là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ trong giai đoạn đầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, đồng chí Tố Hữu đã có những đóng góp vào việc hình thành nhiều chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế quan trọng do Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI.
3. Đồng chí Tố Hữu - một nhà thơ lớn có công khai sáng và dẫn dắt nền văn học cách mạng Việt Nam
 Tố Hữu là nhà thơ cách mạng lớn nhất Việt Nam trong thế kỷ XX. Đồng chí đã đưa thơ chính trị đến trình độ rất trữ tình. Những tác phẩm của đồng chí Tố Hữu là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu và giàu tính trữ tình, có tính tư tưởng cao, sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp Nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Những bài thơ của Tố Hữu vừa giản dị, gần gũi, vừa tinh tế, sâu sắc với lối tu từ và nghệ thuật diễn đạt phong phú, độc đáo và có sức truyền cảm lớn. Nội dung thơ chứa chan lòng yêu nước, thương dân và một lý tưởng cách mạng sáng ngời, một âm hưởng hừng hực, một khí phách hiên ngang của những con người Việt Nam đứng lên đánh giặc, giải phóng đất nước, quê hương. Nhân dân, quần chúng lao động gọi Tố Hữu là nhà thơ của mình, thuộc lòng thơ Tố Hữu, coi đó là phương châm suy nghĩ và hành động.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, thơ của Tố Hữu thể hiện tình yêu thương đồng loại, tâm hồn nhân ái, thanh cao. Từ khi đến với cách mạng, thơ Tố Hữu cổ vũ tinh thần đấu tranh của các chiến sĩ cộng sản, tinh thần lạc quan, niềm tin vào Đảng, tương lai tươi sáng của đất nước; ngợi ca, kêu gọi, thúc giục con người hành động theo chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong thơ Tố Hữu không chỉ là trường ca khắc họa những chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng của toàn dân, mà còn thể hiện tình cảm thiết tha, đậm đà của Tố Hữu dành cho Tổ quốc, non sông, lòng kính yêu với Đảng, với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đó là sự gặp gỡ đẹp đẽ giữa thơ với đất nước, thơ với cách mạng và Đảng, thơ với Nhân dân, đúng như tâm sự của Tố Hữu “Suốt đời, tôi phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và lý tưởng cộng sản. Cùng với hoạt động cách mạng, tôi làm thơ, cũng vì sự nghiệp cách mạng. Đối với tôi “Trăm năm duyên kiếp: ĐẢNG VÀ THƠ”.
Thơ Tố Hữu không chỉ góp phần tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường lối cách mạng của Đảng ta, động viên các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, hăng hái nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển nền thơ ca Việt Nam Thời đại Hồ Chí Minh.
***
Với tám mươi hai năm tuổi đời, gần bảy mươi năm hoạt động cách mạng liên tục và làm thơ; bằng tầm nhìn chiến lược, bản lĩnh chính trị và kinh nghiệm hoạt động cách mạng dạn dày, đồng chí Tố Hữu là một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng - văn hóa xuất sắc của Đảng và Nhà nước ta. Đồng chí đã nêu gương sáng về đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản trung kiên, một nhà văn hóa tài năng hết lòng vì sự nghiệp cách mạng vẫn còn sống mãi.
Năm 2020, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Tố Hữu, là dịp để chúng ta ôn lại về cuộc đời hoạt động và những cống hiến, đóng góp của đồng chí Tố Hữu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc nói chung và trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của Đảng nói riêng; qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thi đua hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
Nguồn: Ban Tuyên giáo Trung ương
 
10/10/1954: LỊCH SỬ NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Sau đó, Chính phủ đã phái các đội công an, trật tự, cảnh vệ, hành chính vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.
Link tải bản đầy đủ:
https://sonoivu.hanoi.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen/-/view_content/2923284-lich-su-ngay-giai-phong-thu-do-10-10-1954-.html
 
13/10/1945: Ý NGHĨA VÀ LỊCH SỬ NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM
Ngày 13/10 hàng năm được chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam, mở ra một trang mới trong lịch sử kinh tế Việt Nam, khi doanh nhân được thừa nhận có một vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia.
Link tải bản đầy đủ:
 http://giadinhvaphapluat.vn/y-nghia-va-lich-su-ngay-doanh-nhan-viet-nam-1310-p55037.html
 
14/10/1930: NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và thanh niên cách mạng đồng chí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một số địa phương hình thành “Nông Hội Đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ; tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Cao Lãnh, Sa Đéc, Gia Định, Đức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải…. đi tới đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Link tải bản đầy đủ:
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1024&Itemid=33
 
15/10/1956: KỶ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP HỘI THANH NIÊN VIỆT NAM
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là một tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên Việt Nam. Về danh nghĩa, đây là tổ chức thanh niên lớn nhất tại Việt Nam, quy tụ nhiều tổ chức thanh niên thành viên, bao gồm cả Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Công tác vận động thanh niên đã được những người Cộng sản Việt Nam chú trọng ngay từ trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính với tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, những người Cộng sản Việt Nam có một nguồn bổ sung cán bộ trẻ, năng động, là nòng cốt để hình thành nên Đảng Cộng sản.
Ngày 26 tháng 3 năm 1931, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 2 tại Rạch GiáTrung ương Đảng đã dành một phần quan trọng để bàn về công tác thanh niên và đi đến quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách các vấn đề liên quan tới thanh niên (sau gọi là công tác Đoàn) trong các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương. Tổ chức Đoàn nhanh chóng phát triển làm nòng cốt cho Đảng, thậm chí, trong một số giai đoạn đã thay mặt Đảng hoạt động công khai tập hợp quần chúng.
Nếu như lực lượng Đoàn Thanh niên Cứu quốc là một thành phần của Việt Minh tham gia Tổng khởi nghĩa ở miền Bắc, thì tại miền Trung và miền Nam, do điều kiện tổ chức Đảng bị tan vỡ và bất đồng, các cán bộ Cộng sản miền Nam đã tận dụng cơ hội, cài cán bộ lãnh đạo để nắm tổ chức Thanh niên Tiền phong, từ đó phát triển nhanh chóng lực lượng để tham gia Tổng khởi nghĩa.
Sau Cách mạng tháng 8, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 1946, Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời. Ông Dương Đức Hiền được cử làm Tổng đoàn trưởng. Đầu năm 1947, đổi thành Liên đoàn Thanh niên Việt Nam. Năm 1948, ông Hoàng Minh Chính được cử làm Tổng đoàn trưởng Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Để mở rộng và huy động mạnh mẽ lực lượng thanh niên, ngày 7 tháng 2 năm 1950, trong Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ I tại Việt Bắc, Bí thứ Trung ương Đoàn Nguyễn Lam đã đọc báo cáo chính trị "Chiến đấu và xây dựng tương lai", theo đó xác định nhiệm vụ thống nhất lực lượng thanh niên trong cả nước. Ngày 25 tháng 2 năm 1950, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam được tổ chức tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên,nay Là xóm Tân Lập,xã Phú Xuyên. với lực lượng của Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành và bầu ông Nguyễn Chí Thanh làm Chủ tịch Liên đoàn và thông qua Nghị quyết, Điều lệ của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Từ ngày 29 đến 31 tháng 7 năm 1955, Đại hội để thống nhất tổ chức và phong trào học sinh, sinh viên toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội, gồm 244 đại biểu chính thức và 255 đại biểu dự thính của các trường đại học, đại biểu sinh viên miền Nam và sinh viên học ở nước ngoài, quyết định lấy tên mới của tổ chức sinh viên là Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam, thông qua Nghị quyết, Điều lệ, chương trình hành động và lời kêu gọi sinh viên toàn quốc. Đây là tổ chức thành viên lớn thứ hai trong Liên đoàn Thanh niên.
Từ ngày 8 đến ngày 15 tháng 10 năm 1956, Đại hội thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam toàn quốc lần thứ I được khai mạc tại Nhà hát lớn Thủ đô Hà Nội, gồm 420 đại biểu chính thức, 300 đại biểu dự thính trong và ngoài nước, miền Nam và miền Bắc, có cả đại biểu Liên đoàn Thanh niên Dân chủ Thế giới, tham gia. Đại hội đã thông qua Nghị quyết, bản Hiệu triệu thanh niên toàn quốc và Thư của Đại hội gửi các bạn thanh niên miền Nam. Đại hội cũng bầu Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế, làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội. Các phó Chủ tịch Hội gồm: Nguyễn Lam, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam; Lê Quang Toàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam; Nguyễn Ngọc San, Trưởng ban Vận động Mặt trận Thống nhất Thanh niên Hà Nội. Tháng 1 năm 1957, Hội nghị lần thứ nhất đã bầu bổ sung ông Vũ Quang vào Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, giữ chức Tổng Thư ký của Trung ương Hội.
Thường trực Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương khoá VIII
Chủ tịch: Nguyễn Anh Tuấn (SN 1979) - Bí thư thường trực Trung ương Đoàn
Phó Chủ tịch Thường trực: Nguyễn Tường Lâm (SN 1983) - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Đoàn kết Tập hợp Thanh niên Trung ương Đoàn
Phó Chủ tịch:
- Nguyễn Kim Quy (SN 1984) - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Trưởng Ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn
- Nguyễn Hải Minh (SN 1982) - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Quốc tế Trung ương Đoàn
- Đặng Hồng Anh (SN 1980) - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TTC.
- Trần Văn Thuấn (SN 1970) - Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế
- Đặng Thị Phương Thảo (SN 1970) - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên
- Trần Xuân Bách (SN 1984) - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Tổng thư ký diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu.
- Nguyễn Xuân Bắc (SN 1976) - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ Việt Nam, Phó giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam
Link tải bản đầy đủ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_Li%C3%AAn_hi%E1%BB%87p_Thanh_ni%C3%AAn_Vi%E1%BB%87t_Nam
 
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt chiều dài lịch sử 90 năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng nhìn lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Những mốc son tiền đề
 Giai đoạn 1927 - 1930: Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là những người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nên luôn mong muốn được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu Pháp xâm lược Việt Nam, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du.
Tiêu biểu trong giai đoạn này, cả nước có 5 nhóm phụ nữ yêu nước được tổ chức với nhiều hình thức hoạt động phong phú. Năm 1927, nhóm ba chị em Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia thanh niên Cách mạng đồng chí hội đã tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten gồm 30 chị vừa học nghề vừa học chữ. Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Huỳnh Thị Thuyên, Nguyễn Thị Quang Thái ở Huế tham gia Sinh hội đỏ ở trường Nữ học Đồng Khánh. Ở Triệu Phong (Quảng Trị) có nhóm các chị Hoàng Thị Ái, Lê Thị Quế tổ chức cửa hàng Hưng Nghiệp Hội Xã để làm tài chính cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Ở Mỹ Tho, tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra Gánh hát Đồng nữ do cô giáo Trần Ngọc Viện (Ba Viện) phụ trách đã tập hợp 30 thiếu nữ là con em các gia đình yêu nước đi diễn lư­u động những vở tuồng có nội dung tiến bộ qua nhiều tỉnh để vừa tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho quần chúng, vừa gây dựng tài chính cho Hội. Nhiều phụ nữ trong gánh hát sau nay trở thành đảng viên, cán bộ cách mạng.
Năm 1928, do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân và tiếp thu tư tưởng tiến bộ qua sách báo, xuất hiện nhiều phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Ở Đà Nẵng, nhiều chị em tham gia tổ chức “Đà thành Nữ công học Hội”. Ở Nghệ An tổ chức “Phụ nữ đoàn” ngày càng phát triển. Riêng năm 1928 phát triển thêm được 50 người, chị Nguyễn Thị Minh Khai được cử làm Bí thư “Phụ nữ đoàn” và làm giao thông bí mật của liên tỉnh. Năm 1929, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An liên hệ với chị Nguyễn Thị Xân, Nguyễn Thị Thiu, Nguyễn Thị Nhuận thành lập tổ Phụ nữ giải phóng ở Vinh… Các tổ nhóm này vừa tham gia sinh hoạt vừa âm thầm tuyên truyền hoạt động cách mạng.
Năm 1930: Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng.
Link tải bản đầy đủ:
http://doanthanhnien.hoabinh.gov.vn/?page=news&code=detail&idc=45&id=4219
 
Rounded Rectangle: CHỦ CHƯƠNG – CHÍNH SÁCH MỚI 

BBT xin gửi tới các đồng chí một số chính sách có hiệu lực từ tháng 9/2020
Từ tháng 10-2020, nhiều quy định, chính sách mới có hiệu lực thi hành. PLO giới thiệu một số quy định quan trọng này.
Không được gọi điện quảng cáo trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều
Nghị định số 91/2020 ban hành ngày 14-8 của Chính phủ quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác có hiệu lực từ ngày 1-10. 
Nghị định đã quy định tám biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, như: Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác...
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định chỉ được gửi tin nhắn quảng cáo trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 22 giờ mỗi ngày, gọi điện thoại quảng cáo từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác với chủ thuê bao.
Tổ chức có hành vi gọi điện thoại quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng…
Cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia
Nghị định 94/2020 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia có hiệu lực từ ngày 5-10.
Theo đó, về cơ chế, chính sách ưu đãi chung, Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tạo môi trường nghiên cứu và phát triển, đầu tư kinh doanh thuận lợi tối đa tại Trung tâm.
Điều này nhằm thu hút nhân tài, chuyên gia trong và ngoài nước, các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước và từ các nước có trình độ công nghệ phát triển để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Trung tâm được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất và các thủ tục hành chính thuận lợi nhất theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Cụ thể là Trung tâm được thuê đất trong thời hạn 50 năm trong các Khu công nghệ cao và được miễn toàn bộ tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê.
Vi phạm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng
Có hiệu lực từ ngày 10-10, Nghị định 96/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 50 triệu đồng.
Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trường hợp người Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền không mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu; Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền không đúng quy định; Không thông báo, khai báo, đăng ký hoặc che giấu, giúp đỡ người khác đi lại, lưu trú, tạm trú trái phép trong khu vực biên giới đất liền sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 300 - 500.000 đồng.
Tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường trong vận chuyển hàng không
Theo Nghị định 97/2020 về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách tăng từ 100.000 đơn vị tính toán lên thành 128.821 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ 4.150 đơn vị tính toán lên thành 5.346 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ 1.000 đơn vị tính toán lên thành 1.288 đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
Đối với vận chuyển hàng hoá, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ 17 đơn vị tính toán lên thành 22 đơn vị tính toán cho mỗi kg hàng hoá. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15-10
Vi phạm kinh doanh đa cấp sẽ bị phạt đến 200 triệu đồng
Nghị định 98/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định cụ thể mức phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Cụ thể, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện một trong các hành vi: Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;...
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên…
Nghị định sẽ có hiệu lực từ ngày 15-10.
Đối tượng, điều kiện mua hàng miễn thuế
Nghị định 100/2020 về kinh doanh hàng miễn thuế đã quy định cụ thể đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế.
Theo đó, người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế.
- Hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay xuất cảnh. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.
- Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế.
- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Khi mua hàng miễn thuế cho tổ chức phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế. Khi mua hàng miễn thuế cho cá nhân phải xuất trình sổ định mức hàng miễn thuế kèm chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp hoặc hộ chiếu….
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ 15-10.
Ngoài ra, các quy định về quản lư gỗ nhập khẩu, xuất khẩu; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện... cũng có hiệu lực trong tháng 10 này.
Trích một số tham luận của đại biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra trong 3 ngày từ ngày 01/10-03/10/2020 đã thành công tốt đẹp. Tại Đại hội đã đã ghi nhận 105 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và tham luận tại hội trường. Các ý kiến tham luận tập trung vào những vấn đề quan trọng, nổi bật nhất, góp phần làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kiến nghị nhiều giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Ban Biên tập xin tới các đồng chí nội dung tóm tắt một số tham luận.
 
* Phát triển KT-XH miền núi, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số 
Nước ta là quốc gia đa dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), cư trú chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung. Đây là vùng có vị trí trọng yếu về kinh tế, QP-AN và đối ngoại.
 
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, những năm qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã dành nhiều sự quan tâm cho vùng DTTS và miền núi; cùng với những nỗ lực vươn lên của Nhân dân, KT-XH trong vùng có bước phát triển khá toàn diện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ; GD&ĐT, y tế được quan tâm; an sinh xã hội đảm bảo; công cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả to lớn; ANCT - TTATXH giữ vững; QP-AN được củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng khó khăn và đang trở thành "lõi nghèo của cả nước”, với thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực; tỷ lệ người DTTS chỉ chiếm 14,7% dân số, song tỷ lệ hộ nghèo lại chiếm 57,16% tổng số hộ nghèo cả nước. Bên cạnh đó, văn hóa truyền thống các DTTS có xu hướng ngày càng mai một; nhiều nơi tồn tại hủ tục lạc hậu… Nguyên nhân chính của những hạn chế này là do xuất phát điểm của vùng thấp, khó khăn trong thu hút đầu tư; biến đổi khí hậu làm gia tăng thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân; các thế lực thù địch liên tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vì vậy, vùng còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về ANTT. 
 
Song Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vùng DTTS và miền núi là những khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng, phát triển KT-XH vùng cũng chính là sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, theo tôi, mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 2020 - 2025 cần được đặt ra là: Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh và bền vững; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ; phát triển toàn diện GD&ĐT, y tế, văn hóa; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, thực hiện bình đẳng giới; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững ANCT - TTATXH, bảo đảm an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao niềm tin của đồng bào các DTTS với Đảng, Nhà nước. 
 
Để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, theo tôi cần tập trung vào một số giải pháp khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, tăng cường nguồn lực đầu tư và hỗ trợ từ T.Ư, với vai trò dẫn dắt, khai thông các nguồn lực tại chỗ; đẩy mạnh thu hút đầu tư để nâng cao chất lượng hạ tầng KT-XH, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong Nhân dân; tạo lập các mối quan hệ, liên kết kinh tế - thương mại với các tỉnh trong cả nước... Bên cạnh phát triển KT-XH, cần đi đôi với xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc; tăng cường tiềm lực QP-AN; bảo vệ môi trường sinh thái..
 
Tôi tin tưởng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ xây dựng được định hướng chiến lược, tạo đột phá phát triển cho vùng DTTS và miền núi.
 
* Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị tỉnh 
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CB,CC) trong hệ thống chính trị là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và coi đó là nhân tố góp phần vào sự thành công của công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước.
 
Tính đến ngày 30/6/2020, tỉnh ta có 31.247 cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), trong đó, nữ chiếm 63,1%; đảng viên chiếm 63,2%, người dân tộc thiểu số chiếm 53,4%. Năm 2015, số CB,CC có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên là 94%, lý luận chính trị (LLCT) trung cấp trở lên là 12,2%. Sau 5 năm, chất lượng đội ngũ được nâng cao rõ rệt, số có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 99%, LLCT trung cấp trở lên chiếm 17,3%; trình độ tin học, ngoại ngữ đã qua bồi dưỡng lần lượt chiếm 95,6% và 79,2%. Từ năm 2016 đến nay, có 29.610 lượt CB, CC,VC học các lớp đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc. Trong nhiệm kỳ đã mở 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 180 đồng chí là cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý, 1 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020, 2020 - 2025 cho 88 đồng chí.
 
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CB,CC còn một số hạn chế, như: số lượng, cơ cấu các mặt chưa thật sự hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa phù hợp; độ tuổi bình quân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở một số sở, ban, ngành còn cao; công tác quy hoạch, tạo nguồn CB,CC còn nhiều bất cập; việc đánh giá, xếp loại CB,CC làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CB,CC ở một số nơi thực hiện chưa nghiêm...
 
Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC trong hệ thống chính trị, Ban Tổ chức Tỉnh ủy xin đề xuất một số giải pháp:
 
Thứ nhất, cần tập trung hoàn thành việc xác định vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức. Qua đó giúp việc xác định biên chế của mỗi cơ quan, đơn vị đảm bảo cơ sở khoa học, sát thực tế hơn; người đứng đầu cơ quan cũng đánh giá được toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; phát hiện những chồng chéo, bỏ sót… 
 
Thứ hai, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ tất cả các khâu trong công tác cán bộ; đưa công tác này đi vào chất lượng, phản ánh đúng thực chất; chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, quy hoạch cấp ủy, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ gắn với thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm. 
 
Thứ ba, làm tốt công tác quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
 
Thứ tư, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác cán bộ…
 
Thứ năm, tiếp tục thực hiện quyết liệt việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB,CC; khắc phục tình trạng giảm số lượng đơn thuần mà phải gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ CB,CC,VC.
 
* Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế

Hòa Bình có 6 dân tộc chính cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa mang đặc trưng riêng với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khá đa dạng, phong phú. Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có 786 di sản, thuộc 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể; về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, toàn tỉnh có 276 điểm, trong đó đã có 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 60 di tích cấp tỉnh; Hòa Bình hiện còn lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng, khoảng 12 nghìn chiếc chiêng, hơn 10.000 hiện vật đồ đá của nền Văn hóa Hòa Bình.
 
Trong nhiệm kỳ qua, công tác giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình đã đạt những kết quả tích cực: Mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu quốc gia; di sản văn hóa mo Mường được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp; hoàn thành xây dựng bộ chữ Mường và tài liệu học tiếng dân tộc Mường, được đông đảo Nhân dân ủng hộ. Bên cạnh đó, BTV Tỉnh ủy đã ban hành và lãnh đạo triển khai hiệu quả Chương trình hành động số 15 thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, các nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Di sản văn hóa trở thành tài nguyên vô giá để ngành du lịch khai thác, phát triển, góp phần xóa đói - giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân. 
 
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa bằng việc mở rộng biên giới văn hóa từ phạm vi địa phương, dân tộc, quốc gia ra toàn thế giới, thời gian qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn, có tính quảng bá, trong đó phải kể đến: Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; Liên hoan trình diễn chiêng Mường; Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019; Liên hoan các làng du lịch cộng đồng… Đồng thời, tỉnh đã chủ động lựa chọn, xây dựng, tạo được một số sản phẩm, ấn phẩm, công trình văn hóa, chương trình nghệ thuật có chất lượng, góp phần làm phong phú, đa dạng sự giao lưu văn hóa của tỉnh với cả nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra khi hội nhập đó là không chỉ tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, mà còn phải giữ gìn được nền văn hóa dân tộc. 
 
Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa với các ngành chủ chốt như: quảng cáo; thủ công, mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn… có khả năng biến văn hóa trở thành bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội cho văn hóa, du lịch của tỉnh phát triển. Để hài hòa giữa hội nhập và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đề xuất một số giải pháp như: tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số; đầu tư cho các hoạt động bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo; ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa - du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác, tăng cường tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao để quảng bá vùng đất, văn hóa và con người Hòa Bình đến với bạn bè trong nước, quốc tế…
 
Nguồn: baohoabinh.com
 
  Rounded Rectangle: BÀI HÁT THANH NIÊN
  

 


Thanh Niên Vì Ngày Mai
 
Tác giả: Phạm Đăng Khương
 
Dù lên rừng hay xuống biển,
Dù vượt suối hay đèo dốc cao,
Thanh niên ta sẵn sàng đi tới xây cuộc đời mới.
Những thành phố mới sẽ mọc lên

Những con đường thênh thang rộng mở.
Nào Đoàn ta, đi lên núi sông đang chờ.
Đường về tương lai bao la,
Thế giới cùng ta hát chung một bài ca.

Con Rồng Việt Nam đang lớn lên từ khắp muôn nhà và Đoàn ta đi lên, đi lên vì ngày mai.
Bàn chân từng quen chiến trường, đời đã nếm trải nhiều gió sương
Thanh niên ta tiến về phía trước vui cùng nhịp bước.
Hát cùng non nước những bài ca,
Sáng lên niềm tin khắp mọi nhà, rộn niềm vui, ta ca hát vang lên đường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
 

Văn bản mới

 Số: 27-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số: 26-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số 70 - CV/ĐTN
Tên: (V/v tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia Hệ tri thức Việt số hóa)

Ngày BH: (07/08/2018)

 Số 18 - KH/ĐTN
Tên: (Kế hoạch Tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018))

Ngày BH: (02/07/2018)

 Số 56-CV/ĐTN
Tên: (V/v vận động ĐVTN tham gia công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng chống bệnh dại)

Ngày BH: (08/07/2018)

 Hướng dẫn số 17-HD/ĐTN Xây dựng Đoàn cơ sở "3 chủ động" giai đoạn 2018-2022
Tên: (Hướng dẫn xây dựng đòn cơ sở "3 chủ động", giai đoạn 2018-2022)

Ngày BH: (01/07/2018)

 Công văn số 56-CV/ĐTN v/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật"
Tên: (V/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật")

Ngày BH: (01/07/2018)

 49 - CV/ĐTN
Tên: (Triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo” trong thanh niên Hòa Bình năm 2018.)

Ngày BH: (21/06/2018)

 KH số 08 tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tên: (KH tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh)

Ngày BH: (11/03/2018)

 Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018
Tên: (Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018)

Ngày BH: (28/03/2018)

Music


  • Đang truy cập: 372
  • Hôm nay: 60229
  • Tháng hiện tại: 2825259
  • Tổng lượt truy cập: 22892671

Liên kết Website