Chiến dịch hè 2023
Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 12
Banner giữa trang

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 1

Đăng lúc: Thứ tư - 06/01/2021 22:56
Small huy hieu doan 
 HÒA BÌNH
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Số 1 – Tháng 1/2021
Lưu hành nội bộ
 
 
 
     

 
  'Rounded Rectangle: TUYÊN TRUYỀN ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII'
 
 
 
 
 
Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội XIII từ ngày 25/01/2021 đến 02/02/2021 tại thủ đô Hà Nội.
Sáng 14/12, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu quan trọng khai mạc Hội nghị. 
Dưới đây là toàn văn Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII:
"Kính thưa Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Trong không khí cả nước đang náo nức thi đua đẩy mạnh các hoạt động, chuẩn bị và tiến tới Đại hội XIII của Đảng, vừa qua, chúng ta đã tổ chức rất thành công nhiều sự kiện quan trọng như: Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ khóa XII; Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020; Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X; Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II; Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; và một số sự kiện chính trị quan trọng khác, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý. Và hôm nay, Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII bắt đầu họp để bàn về các nội dung: Tiếp thu ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; Dự thảo Quy chế bầu cử; Quy chế làm việc tại Đại hội XIII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và các đại biểu tham dự Hội nghị; xin gửi tới các đồng chí lời chúc tốt đẹp nhất.
Sau đây, tôi xin nêu một số vấn đề có tính gợi mở, mong được các đồng chí quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
1. Về việc tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng
Như các đồng chí đã biết ngay sau Hội nghị Trung ương 13 của Đảng (tháng 10/2020),
túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Trung ương để tiếp tục hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện, gửi xin ý kiến Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày 20/10/2020 để xin ý kiến rộng rãi của toàn dân.
Tính đến ngày 20/11/2020, đã có 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở đại hội đảng bộ các cấp (bao gồm cả đại hội đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện) đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Từ ngày 20/10/2020 đến ngày 10/11/2020, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận và gửi về Trung ương hàng trăm bản tổng hợp ý kiến góp ý. Đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và đồng bào ta ở nước ngoài cũng đã hoan nghênh và nhiệt tình tham gia góp ý kiến, gửi thư, tài liệu cho các cơ quan và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội.
Các cơ quan chức năng của Trung ương đã tập hợp, tổng hợp, phân loại các ý kiến đóng góp từ hơn 1.400 trang của đại hội đảng bộ các cấp, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân dân và xây dựng Báo cáo tổng hợp chung với gần 200 trang.
Qua tổng hợp, phân tích các ý kiến, cho thấy hầu hết các ý kiến đều thể hiện sự tâm huyết, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao đối với Đảng, với nhân dân, đất nước; hoan nghênh việc Trung ương đã cập nhật tình hình thế giới, trong nước và ý kiến góp ý bước đầu của các đồng chí nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cán bộ, đảng viên, các nhà khoa học, các nhà quản lý để hoàn thiện thêm một bước dự thảo các văn kiện trước khi công bố lấy ý kiến nhân dân; cho rằng đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần thật sự cầu thị, dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phần lớn các ý kiến cho rằng Dự thảo các văn kiện được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, khoa học, thận trọng, kỹ lưỡng, có sự đổi mới, bảo đảm chất lượng; gắn kết giữa lý luận với thực tiễn; phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; có nhiều điểm mới; thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng; phản ánh khách quan, toàn diện, sát với tình hình thực tế những kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; dự báo được tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới trong thời gian tới, từ đó xác định đúng và trúng những định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, khá cụ thể để phát triển đất nước nói chung và các ngành, lĩnh vực nói riêng. Nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi thêm một số nội dung, câu chữ cụ thể, hoặc kiến nghị phân tích sâu hơn, diễn đạt rõ ràng, cụ thể hơn những kết quả đã đạt được; những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân; rà soát, đối chiếu, điều chỉnh một số điểm chưa nhất quán giữa các văn kiện.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến chưa tán thành hoặc chưa nhất trí cao với một số nội dung cụ thể. Cá biệt, có ý kiến đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng đã được khẳng định trong Cương lĩnh của Đảng (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013. Đối với những luận điệu sai trái này, báo chí, công luận đã kịp thời phản bác, bị nhân dân phê phán, dư luận xã hội không đồng tình.
Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các ý kiến đóng góp, cập nhật tình hình trong nước, khu vực và thế giới năm 2020, dự báo tình hình thời gian tới, các Tiểu ban đã xây dựng Báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của toàn hệ thống chính trị và nhân dân để hoàn thiện dự thảo các văn kiện, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Hội nghị Trung ương lần này.
Đề nghị các đồng chí dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào Báo cáo tiếp thu, giải trình và toàn văn các Dự thảo văn kiện với tinh thần thật sự cầu thị, trân trọng các ý kiến đóng góp của toàn Đảng, các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tập trung cho ý kiến đối với các đề xuất bổ sung, chỉnh sửa và toàn văn Dự thảo các văn kiện, nhất là những vấn đề còn có ý kiến hoặc phương án lựa chọn khác nhau.
Đồng thời cũng cần tỏ rõ chính kiến và có lập luận sắc bén, xác đáng để phản bác những ý kiến sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng. Từ đó, xem xét, thông qua nội dung các dự thảo văn kiện để hoàn chỉnh lần cuối trình Đại hội XIII của Đảng.
2. Về giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII
Thực hiện Phương hướng công tác nhân sự, tại Hội nghị Trung ương 13 vừa qua, Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Ủy viên Trung ương chính thức, Ủy viên Trung ương dự khuyết và Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Ngay sau Hội nghị Trung ương 13, căn cứ vào Kế hoạch xây dựng phương án nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ý kiến phát hiện, giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, kết quả thẩm định của các cơ quan chức năng và đề xuất của Tiểu ban Nhân sự, ngày 02/11/2020, Bộ Chính trị đã xem xét, thảo luận và bỏ phiếu quyết định phê duyệt Quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tổng kết công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số khóa gần đây (về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, số lượng, cơ cấu, cách làm) và rút ra các bài học kinh nghiệm, làm cơ sở để xây dựng Đề án về phương hướng công tác nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII. Căn cứ vào tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới và thực tế đội ngũ cán bộ hiện có, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã họp nhiều lần, xem xét một cách dân chủ, khách quan, toàn diện; rà soát chặt chẽ, kỹ lưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng phương hướng, quy trình công tác nhân sự đã đề ra.
Tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII (về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm). Trung ương sẽ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
Việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII là công việc kế thừa, tiếp nối của công tác quy hoạch cán bộ, rất hệ trọng và liên quan đến thành công của Đại hội XIII của Đảng và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đề nghị từng đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu kỹ Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu nhân sự có liên quan, suy nghĩ, cân nhắc thận trọng, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết, thảo luận thật kỹ, cho ý kiến một cách thẳng thắn, xây dựng, tạo sự đoàn kết và thống nhất cao trong việc bỏ phiếu quyết định giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII.
3. Về dự thảo Quy chế làm việc và Quy chế bầu cử tại Đại hội XIII của Đảng
Theo quy định của Điều lệ Đảng, mỗi kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều phải xây dựng Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử. Việc ban hành và tổ chức thực hiện tốt các quy
chế này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo đảm thành công của Đại hội.
Vừa qua, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các ban và cơ quan của Trung ương Đảng nghiên cứu, rà soát lại Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại các kỳ Đại hội trước (từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng); tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quy chế làm việc và Quy định về sinh hoạt của đại biểu tại Đại hội (ở các Đại hội XI và XII) và đánh giá việc thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành, đã được thực hiện có kết quả tốt đẹp tại đại hội đảng bộ các cấp.
Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị xây dựng dự thảo Quy chế làm việc và dự thảo Quy chế bầu cử tại Đại hội lần này và hôm nay trình Trung ương xem xét, cho ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh, trình Đại hội XIII xem xét, quyết định. Tinh thần chung là phải phát huy dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của mỗi đại biểu; đồng thời phải thực hiện nghiêm các nguyên tắc, các quy định, giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, trách nhiệm của cá nhân mỗi đại biểu dự Đại hội, đặc biệt là vai trò nêu gương của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII và các đồng chí trưởng đoàn.
Đề nghị các đồng chí, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và thực tiễn chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, đặc biệt là kết quả thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo Quy chế làm việc và Quy chế bầu cử trình Đại hội XIII của Đảng, bảo đảm thực hiện đúng Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; kiên quyết đề phòng và đấu tranh với những việc làm tiêu cực, sai trái có thể xảy ra.
Cùng với các nội dung đã nêu ở trên, theo Chương trình và Quy chế làm việc, tại Hội nghị lần này, Trung ương còn thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ khóa XII; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng nhiệm kỳ Đại hội XII; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; và Báo cáo các công việc quan trọng mà Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 13 đến Hội nghị Trung ương 14.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị Trung ương lần này là một trong những hội nghị cuối cùng của khóa XII. Với
nội dung chương trình trên đây, Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bàn nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đề nghị các đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thành thật tốt các nội dung, chương trình đã đề ra.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
                                                                                        Nguồn: vietnamplus.vn
 

 
  'Rounded Rectangle: THEO DÒNG LỊCH SỬ'
  
 
 

- 06/01/1946-06/01/2021: Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước
- 07/01/1979 - 07/01/2021: 42 năm Ngày chiến thắng biên giới Tây Nam
- 09/01/1950-09/01/2021: 71 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên
- 27/01/1973 - 27/01/2021: 48 năm Ngày Việt Nam ký hiệp định Pari
 
 
 
 
Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước
(06/01/1946-06/01/2021)
Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, Việt Nam đã thành một nước độc lập, tự do. Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập là cơ quan điều hành nhà nước cao nhất giữ trọng trách lịch sử chỉ đạo toàn dân thực thi các nhiệm vụ cấp bách về nội trị, ngoại giao, về quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đợi đến ngày bầu Quốc hội để cử ra một Chính phủ chính thức, hợp pháp, hợp hiến.
Việc ban hành Hiến pháp, thành lập Chính phủ chính thức là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để củng cố và tăng cường chính quyền của nhân dân. Vì vậy, ngày 3 tháng 9 năm 1945, tức là một ngày sau khi Nhà nước cách mạng ra đời, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trái gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống v.v…”. Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 14-SL quy định sẽ mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Sắc lệnh ghi rõ: “Chiểu theo Nghị quyết của Quốc dân Đại hội ngày 16, 17 tháng 8 năm 1945 tại khu giải phóng, ấn định rằng nước Việt Nam sẽ theo chính thể dân chủ cộng hòa và Chính phủ nhân dân toàn quốc sẽ do một Quốc dân đại hội bầu theo lối phổ thông đầu phiếu cử lên”. Bản Sắc lệnh đã khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời khẳng định chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử đó. Điều 2 của Sắc lệnh quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”.
Tiếp đó, ngày 26 tháng 9 năm 1945, Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 39-SL về thành lập Uỷ ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17 tháng 10 năm 1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín; Sắc lệnh số 71-SL ngày 2 tháng 12 năm 1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51 nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử.
Việc chuẩn bị cho Tổng tuyển cử diễn ra rất khẩn trương trong điều kiện thù trong, giặc ngoài, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết những nhiệm vụ rất cấp bách hàng ngày đặt ra, vừa thực hiện sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc; đồng thời lại vừa phải đấu tranh để chống lại những hành động phá hoại điên cuồng của chúng. Việc Chính phủ lâm thời ban hành một loạt các sắc lệnh đã thể hiện sự cố gắng hết sức để cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên giành thắng lợi.
Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, cuộc Tổng tuyển cử này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng gay go, phức tạp và không kém phần quyết liệt. Các báo phản động ra sức vu cáo, nói xấu Việt Minh, kêu gọi tẩy chay Tổng tuyển cử. Để vạch trần những luận điệu xảo trá của các thế lực phản động, báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh đã tích cực đấu tranh, hướng dẫn dư luận, cổ vũ quần chúng tích cực tham gia Tổng tuyển cử. Vì Tổng tuyển cử là thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chỉ có Tổng tuyển cử mới có dịp để cho dân chúng chọn người đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có một cơ quan quyền lực cao nhất đủ thẩm quyền để ban hành cho nước Việt Nam một Hiến pháp ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và của Chính phủ và mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà...Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.
Cuộc Tổng tuyển cử lúc đầu được dự kiến là ngày 23 tháng 12 năm 1945, nhưng gặp phải sự chống đối của Việt Quốc, Việt Cách. Để thực hiện chủ trương thống nhất và hòa giải nhằm tạo bầu không khí ổn định cho Tổng tuyển cử; đồng thời, để có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị, nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày Chủ nhật 6 tháng 1 năm 1946. Qua quá trình đàm phán, Việt Nam Quốc dân đảng (Việt quốc) đã thỏa thuận hợp tác và ủng hộ cuộc Tổng tuyển cử. Trên cơ sở đó, ngày 24 tháng 12 năm 1945, đại biểu của Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội) đã gặp nhau và cùng ký bản “Biện pháp đoàn kết”, trong đó có điều khoản ủng hộ Tổng tuyển cử và kháng chiến, nhất trí về việc mở rộng Chính phủ lâm thời có đại diện của Việt Quốc, Việt Cách tham gia, thừa nhận 70 ghế cho họ trong Quốc hội mà không qua bầu cử.
Do lệnh hoãn không đến kịp nên Tổng tuyển cử vẫn tiến hành như kế hoạch đã định trước là ngày 23 tháng 12 năm 1945 ở một số tỉnh phía Nam. Tin Tổng tuyển cử diễn ra tưng bừng ở những nơi đó được đăng tải kịp thời trên các báo chí làm tăng thêm không khí chính trị sôi động của cả nước hướng đến ngày 6 tháng 1 năm 1946.
Ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chính phủ lâm thời đã cải tổ thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thêm thành phần Chính phủ để thực hiện mục tiêu lớn là làm cho cuộc toàn dân tuyển cử được thành công tốt đẹp và chuẩn bị sẵn sàng việc họp Quốc hội.
Về công tác chuẩn bị Tổng tuyển cử, các ban bầu cử đã được thành lập tới tận làng xã do các Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp đảm nhiệm. Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện của mình, hạn chế tới mức cao nhất những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh giành quyền chức.
Tại Hà Nội, 118 Chủ tịch các Ủy ban nhân dân và tất cả các giới đại biểu làng xã công bố một bản kiến nghị: “Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn làm Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đáp lại nguyện vọng trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư trả lời đồng bào như sau: “Tôi rất cảm động được đồng bào quá yêu mà đề nghị: tôi không phải ra ứng cử, đồng bào các nơi khắc cử tôi vào Quốc hội. Nhưng tôi là một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên tôi không thể vượt qua khỏi thể lệ của Cuộc Tổng tuyển cử đã định”
Ngày 5 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “…Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình…”.
Diễn biến và kết quả
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên… Ở Hà Nội, 91,95% cử tri của 74 khu nội thành và 118 làng ngoại thành đã đi bỏ phiếu trong không khí tràn đầy phấn khởi của ngày hội dân chủ. Kết quả, 6 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).
          Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc Tổng tuyển cử cũng được tiến hành sôi nổi. Riêng các tỉnh phía Bắc, mặc dù phải đối phó với âm mưu phá hoại hết sức tinh vi và trắng trợn của kẻ thù, nhưng nói chung Tổng tuyển cử diễn ra an toàn. Ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, nhân dân đi bỏ phiếu rất đông, bất chấp bom đạn của giặc Pháp. Nhiều nơi nhân dân phải đổi cả xương máu để thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình...
Nhìn chung, ở cả 71 tỉnh, thành trong cả nước, có 89% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu, phổ biến là 80%, nhiều nơi đạt 95%. Trừ một số nơi phải bầu bổ sung còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cả nước đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số.
Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Quốc hội đã cử ra Chính phủ chính thức, ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp dân chủ. Thắng lợi đó là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam ra đời vừa là thành quả, vừa là yêu cầu bức thiết của cách mạng. Quốc hội ra đời trong khói lửa của cuộc đấu tranh dân tộc gay gắt. Đó là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân. Quốc hội đã hội tụ các đại biểu của cả ba miền Bắc - Trung - Nam, là ý chí của nhân dân cả nước. Quốc hội đã có đại diện của tất cả thế hệ những người Việt Nam yêu nước đương thời, hội tụ đại biểu của tất cả các ngành, các giới, các giai cấp, tầng lớp xã hội từ công nhân, nông dân, nam giới, nữ giới cho đến những nhà tư sản, công thương gia, những nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng, có đại diện của các thành phần tôn giáo trên đất nước ta, tất cả các thành phần dân tộc, của tất cả những người không đảng phái và đảng phái chính trị như Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ, những đảng viên Xã hội cùng những người tiến bộ trong các phái chính trị khác.
Ý nghĩa của Tổng tuyển cử.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại. Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.
Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.
                                                                                    Nguồn: quochoi.vn
 
Kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên
(09/01/1950-09/01/2021)
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay. 
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em…” và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Trong giai đoạn 1925-1945, được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giác ngộ, các tổ chức học sinh, sinh viên yêu nước lần lượt ra đời, như: Tổ chức Học sinh Đoàn, Đội Ngô Quyền, Tổng Hội Sinh viên đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ kính yêu. Tự hào đối với các thế hệ học sinh, sinh viên là việc thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, thành lập và hợp nhất các tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn và các chi bộ Đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản mà hầu hết đảng viên, đoàn viên đều là những đồng chí xuất thân từ học sinh, sinh viên, như: Trần Phú, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng… 
Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bí mật về nước để cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, cuộc vận động hình thành Tổng Hội Sinh viên hoạt động công khai nhằm liên kết lực lượng sinh viên yêu nước, có cảm tình với cách mạng. Cùng với sự phát triển của phong trào sinh viên, phong trào học sinh các trường trung học ngoài Bắc, trong Nam cũng phát triển ngày càng mạnh bởi được ảnh hưởng của cuộc đấu tranh chung do Mặt trận Việt Minh và các Đoàn thể cứu quốc hướng dẫn.
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là thành quả to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh, trong đó các tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên có nhiều đóng góp xứng đáng, với biết bao tấm gương anh dũng, kiên cường đã được khắc ghi vào lịch sử dân tộc.
Sau cách mạng Tháng Tám, học sinh, sinh viên hăng hái học tập, rèn luyện và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, xung kích thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Diệt giặc dốt, diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm do Bác Hồ và Chính phủ đề ra. 
Từ năm 1947 đến 1949, ở Sài Gòn, Huế, Hà Nội đã thành lập Hội Học sinh kháng chiến, Đoàn sinh viên kháng chiến sau đó phát triển ra nhiều trường ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; số lượng học sinh, sinh viên được kết nạp vào Đoàn và Đảng khá đông. Các hoạt động của học sinh, sinh viên kháng chiến ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Với khẩu hiệu: “Tích cực cầm cự chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công” đã tiếp thêm sinh lực mới cho phong trào học sinh, sinh viên. Cuộc đấu tranh của học sinh đã lan ra cả Đông Dương. 
Ngày 09/11/1949, học sinh Huế bãi khoá. Phan Văn Giáo, Tổng trấn bù nhìn Trung bộ đã thẳng tay khủng bố. Học sinh, sinh viên quyết định bãi khoá để phản đối.
Ngày 22/11/1949, trong lúc tại Huế đang tranh đấu, học sinh Sài Gòn bí mật vận động kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và đề xướng hưởng ứng phản đối việc các nữ sinh Huế bị bắt, đồng thời yêu sách cải tổ chính sách giáo dục.
Các cuộc bãi khoá của học sinh, sinh viên Sài Gòn liên tiếp nổ ra, đưa ra các yêu sách: Chấm dứt khủng bố, đàn áp bắt bớ học sinh; trả tự do cho các học sinh bị bắt sau ngày chống bù nhìn Bảo Đại; bảo đảm an ninh và quyền lợi học tập của học sinh.
Giữa lúc ở Huế, Sài Gòn không khí tranh đấu đang sôi nổi, tại Hà Nội, học sinh cũng đang căm tức vì Pháp và bù nhìn bắt bớ một số anh chị em sau kỳ nghỉ học kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám. Học sinh Chu Văn An quyết định bãi khoá ngày 25/11/1949, trong các lớp trên tường la liệt khẩu hiệu. Toàn trường vang dậy những khẩu hiệu “học sinh bãi khoá”, “trả lại tự do cho bạn chúng ta”, “đả đảo bù nhìn”.
Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh, sinh viên các trường cùng nhiều giáo viên và 7.000 Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt và mở lại trường học. Đoàn biểu tình đã bị đàn áp dã man. Cuộc đàn áp đẫm máu ngày 09/01/1950 và tinh thần chiến đấu hy sinh oanh liệt của anh Trần Văn Ơn làm dấy lên trong học sinh, sinh viên và Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn lòng căm thù giặc và ý chí đấu tranh kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược và bè lũ tay sai.
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh, sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên. Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ V (22-23/11/1993) tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định đồng thời lấy ngày 9 tháng 1 làm Ngày truyền thống của Hội Sinh viên Việt Nam.
 Nguồn: bqllang.com
 
Kỷ niệm 48 năm Ngày Việt Nam ký hiệp định Pari
(27/01/1973 - 27/01/2021)
Cách đây đúng 48 năm, ngày 27/01/1973, tại Pari, “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”, gọi tắt là Hiệp định Pari về Việt Nam, đã được ký kết. Đây một thắng lợi có ý nghĩa lích sử của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Hiệp định Paris - Một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam - 1 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Toàn cảnh Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán nào kéo dài như tại Hội nghị Paris, từ 15/3/1968 đến 27/01/1973, cụ thể kéo dài 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, với 202 phiên họp công khai và 24 đợt gặp riêng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta trên bàn thương lượng đã giành được thắng lợi.
Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Với hiệp định, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự. Ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Mỹ phải lùi về chiến lược, rút lui về quân sự khỏi Đông Dương và là cơ sở pháp lý không cho phép Mỹ tiếp tục dính líu và can thiệp trở lại.
Với Hiệp định Paris, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu “đánh cho Mỹ cút”, mở ra một giai đoạn mới, thuận lợi cho mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”. Là tiền đề tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975.
Hiệp định Paris 1973 phản ánh được ở mức cao thắng lợi và xu thế cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có thuận lợi nhưng cũng phức tạp. Việt Nam đã tranh thủ được cả Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và hình thành trên thực tế “mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”. Sự hình thành của mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân Việt Nam đã thể hiện phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, kết hợp ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân. 
Hiệp định Paris và việc Mỹ rút khỏi Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Lào và Campuchia. Giải pháp về Lào gần như đồng thời với Hiệp định Paris về Việt Nam, tháng 02/1973. Hiệp định Paris mở đường cho thắng lợi của Campuchia tháng 4/1975.
Đặc biệt, thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở Đông Nam Châu Á; quân đội Mỹ rút khỏi khu vực; khối SEATO giải tán; xu thế hòa bình, trung lập trong khu vực phát triển.
Hội nghị Paris đã để lại nhiều bài học lớn lao, trong đó bài học về ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc và tinh thần đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên giá trị thời sự và thiết thực đối với các quốc gia trong một thế giới đầy biến động.
                                                                    Nguồn: dantri.com
           
 
 
 

 
  'Rounded Rectangle: Sổ Tay Nghiệp Vụ'
  
 
 

Ban biên tập xin gửi tới các Kế hoạch số 247-KH/TĐTN-TCKT ngày 22/12/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về Kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”
 
KẾ HOẠCH
 
Kết nạp đoàn viên mới
 
“Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”
-------------------
 
Thực hiện Hướng dẫn số 56-HD/TWĐTN-BTC, ngày 30/11/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn hướng dẫn kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bồi dưỡng, kết nạp lớp đoàn viên mới có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu trong phong trào thanh niên ở cơ sở để làm nòng cốt trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên.
- Tạo phong trào thi đua sôi nổi khơi dậy niềm vinh dự, tự hào khi được trở thành người đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với đoàn viên mới được kết nạp.
- Thông qua đợt kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” rà soát các cơ sở Đoàn còn nhiều hạn chế trong công tác phát triển đoàn viên mới, nơi chưa có tổ chức Đoàn, từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đẩy mạnh phong trào thanh thiếu nhi tại cơ sở.
2. Yêu cầu
- Coi trọng chất lượng kết nạp đoàn viên mới, đảm bảo tiêu chuẩn của người được kết nạp vào Đoàn; đảm bảo tính tiên phong, gương mẫu của người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo quy trình kết nạp theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn. Lễ kết nạp phải được tổ chức theo đúng quy định, tạo dấu ấn sâu sắc với đoàn viên mới kết nạp, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh hình thức.
- Gắn việc kết nạp đoàn viên mới với việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. Đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng Chi đoàn mạnh”.
II. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang 90 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1.1. Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 90 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành; những đóng góp của tổ chức Đoàn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị. Phát huy bộ công cụ tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn phát hành trong công tác tuyên truyền của các cấp bộ đoàn. Ở những nơi có điều kiện, khuyến khích việc xây dựng thêm các sản phẩm tuyên truyền để tạo hiệu ứng lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên và các tầng lớp Nhân dân.
- Giới thiệu và tuyên truyền trong đoàn viên, thanh niên về các xuất bản phẩm kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do Nhà Xuất bản Thanh Niên, Nhà Xuất bản Kim Đồng ban hành về các tấm gương đoàn viên, thanh niên tiêu biểu qua các thời kỳ, như: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Viết Xuân… Qua đó, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, niềm tin vào con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đoàn viên, thanh niên đi trước đã chọn.
- Tuyên truyền gương đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực và gương đoàn viên, thanh niên tiêu biểu trong đấu tranh giải phóng trước đây là người địa phương; các thế hệ đoàn viên, thanh niên qua các thời kỳ được nhận các giải thưởng, tuyên dương của Trung ương Đoàn, Tỉnh đoàn và các cấp ủy chính quyền.
1.2. Hình thức tuyên truyền
- Triển khai các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan như: Thiết kế pano, băng rôn chuyển tải các nội dung, hình ảnh về “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” và phát hành ở các khu tập trung đông thanh niên học tập, lao động, sinh sống như các khu vực trường học, các khu dân cư, các khu công nghiệp, khu vực nhà trọ…
- Xây dựng các nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trên báo chí (báo điện tử, báo giấy) của địa phương, đơn vị; trên website, facebook của Tỉnh đoàn và Đoàn cấp huyện với chủ đề “Tôi - Người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh”. Xây dựng, triển khai các hình thức tuyên truyền trên mạng xã hội (facebook, zalo, youtube…) với nhiều cách thức sinh động sáng tạo phù hợp với điều kiện địa phương, đơn vị.  
- Tuyên truyền thông qua hình thức sân khấu hóa, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” do Trung ương Đoàn; cuộc thi viết tìm hiểu “90 năm truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” do Tỉnh đoàn tổ chức. Tổng hợp, giới thiệu các ca khúc về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, về các phong trào hành động cách mạng của đoàn, hội, đội; tổ chức xem phim tài liệu “Tự hào tuổi trẻ Việt Nam”. Tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao để thực hiện công tác tuyên truyền.
- Xây dựng các bộ tài liệu dễ đọc, dễ tiếp cận để đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thực hiện công tác tuyên truyền về Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” trong quá trình học tập, lao động, sản xuất cũng như trong các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, đơn vị. Khuyến khích cơ sở Đoàn xây dựng tài liệu bằng bộ gõ chữ dân tộc Mường hoặc tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc thiểu số.
2. Công tác tạo nguồn, bồi dưỡng kết nạp đoàn viên
2.1. Công tác tạo nguồn
- Chi đoàn, Đoàn cơ sở rà soát, lập danh sách thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành; phân công đoàn viên giúp đỡ để giới thiệu, bồi dưỡng và tạo nguồn phát triển đoàn viên mới. Chi đoàn, đoàn cơ sở cần có hình thức phù hợp đánh giá, lựa chọn những thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành để giới thiệu kết nạp những thanh niên đảm bảo tiêu chuẩn của người được kết nạp vào Đoàn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, phong trào của Đoàn, Hội, Đội nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thanh niên, đội viên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành; qua đó, lựa chọn bồi dưỡng những thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành để kết nạp “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
- Quan tâm bồi dưỡng, tạo nguồn, đa dạng hóa thành phần đoàn viên kết nạp mới từ các đối tượng thanh niên là hội viên, thành viên các câu lạc bộ, đội, nhóm; thanh niên theo các tôn giáo; thanh niên là người dân tộc thiểu số; thanh niên công nhân và lao động trẻ; thanh niên ở các khu lưu trú, nhà trọ,… Chú trọng tạo nguồn từ những thanh niên, đội viên trưởng thành từ phong trào, có những đóng góp tích cực cho các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội và được tổ chức ghi nhận.
- Thực hiện tốt chủ trương “1+1”, mỗi đoàn viên giới thiệu được ít nhất 1 thanh niên tham gia Đoàn, Hội. Phân công nhiệm vụ và phát huy vai trò thu hút, tập hợp, đoàn kết thanh niên của cán bộ Đoàn, đoàn viên, trong việc vận động, bồi dưỡng, giới thiệu thanh niên, đội viên trưởng thành vào Đoàn, xem đây là một tiêu chí đánh giá, xếp loại đoàn viên.
2.2. Công tác bồi dưỡng kết nạp Đoàn
- Biên tập tài liệu bồi dưỡng kiến thức về Đoàn để thanh niên, đội viên, nghiên cứu dưới nhiều hình thức (có thể đăng tải trên các website, facebook của tổ chức Đoàn quản lý, in ấn bản giấy, thiết kế infographic sinh động, dễ theo dõi…) nguồn tài liệu gồm: “3 bài học bồi dưỡng nhận thức về Đoàn cho thanh niên tiên tiến”, “Điều lệ, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”, “Cẩm nang bồi dưỡng thanh niên vào Đoàn”. Có thể bổ sung thêm chuyên đề giới thiệu về quá trình xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn của địa phương, đơn vị gắn với lịch sử 90 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Mở các lớp bồi dưỡng tìm hiểu về tổ chức Đoàn (cảm tình Đoàn) cho thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành. Những đơn vị có địa bàn khó khăn, đặc thù không có điều kiện tổ chức lớp tập trung thì có hình thức bồi dưỡng phù hợp như phát tài liệu, học trực tuyến,… để thanh niên, đội viên trưởng thành đủ tuổi kết nạp tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu. Báo cáo viên cần lựa chọn những người có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn về công tác Đoàn, Hội, Đội và có phương pháp truyền đạt tốt để tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho bài học.
- Đa dạng hóa các hình thức tìm hiểu kiến thức về Đoàn cho thanh niên, đội viên trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng. Khuyến khích tổ chức cho thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành gặp gỡ, đối thoại với những cán bộ Đoàn tiêu biểu, những đoàn viên có thành tích xuất sắc và đóng góp tích cực trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại địa phương, đơn vị. Tổ chức các hoạt động gặp mặt giữa Ban Thường vụ Đoàn cấp trên với thanh niên tiên tiến, đội viên trưởng thành có nguyện vọng trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tập trung nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và chiều hướng phát triển của thanh niên.
 - Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết về Đoàn sau các lớp học bồi dưỡng theo hướng nghiêm túc, khoa học; đánh giá đúng chất lượng thanh niên, đội viên trưởng thành, tránh tổ chức theo lối hình thức. Các cơ sở Đoàn có thể tổ chức đánh giá kết quả thông qua hình thức thi trắc nghiệm, thi vấn đáp, viết bài thu hoạch …
3. Thực hiện nghiêm túc tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục kết nạp Đoàn viên
3.1. Tiêu chuẩn kết nạp
Thực hiện đúng theo hướng dẫn tại mục 1.1, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa XI. Chỉ kết nạp những đội viên, thanh niên tiên tiến, có thành tích xuất sắc trong công tác học tập, lao động, sản xuất, nghiên cứu… tối thiểu có trình độ tiểu học. Đối với học sinh phổ thông, chỉ kết nạp đối với những học sinh có học lực khá trở lên và có hạnh kiểm tốt. Riêng đối với thanh niên đang sinh sống ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể vận dụng linh hoạt.
3.2. Quy trình, thủ tục kết nạp
- Chi đoàn và Đoàn cơ sở tiến hành khảo sát nắm bắt tình hình và lập danh sách thanh niên và đội viên đủ tiêu chuẩn kết nạp đoàn.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, hướng dẫn đối tượng Đoàn trong quá trình xem xét kết nạp Đoàn; hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn xin vào Đoàn (theo mẫu trong Sổ đoàn viên).
- Tổ chức Hội nghị Chi đoàn xét kết nạp đoàn viên mới và báo cáo lên ban chấp hành Đoàn cấp trên để ra quyết định chuẩn y kết nạp đoàn viên mới.
- Lễ kết nạp đoàn viên mới phải do chi đoàn (hoặc Đoàn trường tùy theo điều kiện thực tế) tổ chức, đảm bảo tính trang trọng, gây ấn tượng sâu sắc, tạo niềm vinh dự, tự hào đối với đoàn viên mới được kết nạp. Khuyến khích chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới tại địa điểm có ý nghĩa giáo dục như di tích lịch sử cách mạng, phòng truyền thống, các địa chỉ đỏ,… Trong buổi Lễ kết nạp đoàn viên, tiến hành trao Nghị quyết kết nạp đoàn viên mới (theo mẫu do Trung ương Đoàn phát hành riêng cho Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), Thẻ Đoàn viên và Huy hiệu Đoàn.
+ Sau khi đoàn cấp trên có quyết định chuẩn y kết nạp đoàn viên mới, trong vòng 01 tháng kể từ ngày ký quyết định, Chi đoàn có trách nhiệm tổ chức lễ kết nạp cho đoàn viên mới.
+ Đoàn viên được cấp Thẻ đoàn viên trong lễ kết nạp hoặc chậm nhất không quá 01 tháng kể từ ngày được kết nạp vào Đoàn. Việc trao thẻ đoàn viên có thể do các cấp bộ Đoàn tổ chức, nhưng không thay thế lễ kết nạp đoàn viên của chi đoàn. Có thể tổ chức trao thẻ đoàn viên cho “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” trong các hoạt động phong trào phù hợp khác.
4. Công tác bồi dưỡng và quản lý đoàn viên sau kết nạp
4.1. Tiếp tục bồi dưỡng đoàn viên sau kết nạp
- Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đoàn viên sau kết nạp thông qua các phong trào, hoạt động cách mạng, các hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức cho đoàn viên học tập, nghiên cứu 4 bài học lý luận chính trị; hướng dẫn cho đoàn viên mới đăng ký thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên với những nội dung thiết thực, cụ thể; thông tin thường xuyên cho đoàn viên nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, đơn vị, thông tin thời sự trong nước và quốc tế...
- Ban Chấp hành Chi đoàn có trách nhiệm giao nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện và sở trường của từng đoàn viên như giao phụ trách phần việc thanh niên, phụ trách một số nội dung sinh hoạt chi đoàn hàng tháng,... từ đó tạo môi trường để đoàn viên mới tiếp tục rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú.
- Thông qua đợt kết nạp đoàn viên “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, chấn chỉnh, rà soát công tác đoàn vụ của những cơ sở Đoàn yếu kém, nơi chưa có tổ chức Đoàn, nơi không phát triển được đoàn viên mới, để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn và đẩy mạnh phong trào thanh niên ở cơ sở.
 4.2. Quản lý đoàn viên
 - Công tác quản lý đoàn viên được thực hiện theo Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn. Trong đó, tập trung chấn chỉnh hệ thống sổ sách, hồ sơ quản lý đoàn viên của cơ sở Đoàn đúng quy định: Mỗi Chi đoàn có Sổ Chi đoàn; mỗi đoàn viên đều có Sổ đoàn viên, Huy hiệu Đoàn, Thẻ đoàn viên; hằng năm Chi đoàn tổ chức đánh giá, ghi nhận xét ưu, khuyết điểm, khen thưởng, kỷ luật và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên; Đoàn cơ sở có xác nhận và ký tên, đóng dấu.
- Khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin, các ứng dụng phần mềm trong quản lý và cập nhật tình hình đoàn viên của địa phương, đơn vị.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thời gian
 “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” được triển khai thực hiện trong suốt năm 2021, tập trung vào đợt cao điểm kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931-26/03/2021).
2. Tỉnh đoàn.
  - Giao Ban Tổ chức - Kiểm tra Tỉnh đoàn làm đơn vị thường trực tham mưu tổ chức thực hiện kế hoạch; có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện tại các cơ sở Đoàn; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Bí thư Trung ương Đoàn theo quy định.
- Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phân công cán bộ phụ trách Đoàn cấp huyện nắm chắc tình hình triển khai kế hoạch, phối hợp với Thường trực các huyện thành đoàn, đoàn trực thuộc hướng dẫn, chỉ đạo chi đoàn thực hiện đảm bảo mục đích, yêu cầu của kế hoạch. Kết hợp thực hiện kế hoạch đi cơ sở về thực hiện chủ trương 1+2 để dự lễ kết nạp Đoàn viên mới.
2. Ban Thường vụ các huyện, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc
- Căn cứ Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện bồi dưỡng và kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương đơn vị; định kỳ báo cáo kết quả kết nạp Đoàn viên mới trong báo cáo tháng, quý về Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.
- Phối hợp với Ban Tổ chức kiểm tra Tỉnh đoàn chuẩn bị nguồn thẻ đoàn viên, sổ đoàn viên, huy hiệu Đoàn đúng quy định, đảm bảo đủ cung cấp cho cơ sở khi kết nạp Đoàn viên mới.
Trên đây là kế hoạch kết nạp đoàn viên mới “Lớp đoàn viên 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đề nghị  Ban Thường vụ các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
 
Rounded Rectangle: CHỦ CHƯƠNG – CHÍNH SÁCH MỚI 

BBT xin gửi tới các đồng chí một số chính sách có hiệu lực từ tháng 1/2021

Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 2021

Đây là một trong những nội dung nổi bật tại Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động được quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động như sau:
- Năm 2021, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường với lao động nam là đủ 60 tuổi 03 tháng, với lao động nữ là đủ 55 tuổi 04 tháng.
- Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Để hướng dẫn tuổi nghỉ hưu từ 01/01/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, thời điểm nghỉ hưu, thời điểm hưởng chế độ hưu trí, các trường hợp được nghỉ hưu sớm…


2. Cho phép bắn pháo hoa trong dịp lễ Tết, sinh nhật
Nội dung đáng chú ý này được đề cập trong Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Theo Điều 17 Nghị định này, từ 11/01/2021 - ngày Nghị định này có hiệu lực, người dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp như Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương… Tuy nhiên, khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Loại pháo hoa người dân được sử dụng là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp… tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ (Điều 3 Nghị định 137/2020).


3. Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, TP.HCM

Tại Nghị quyết 97/2019/QH14, Quốc hội đã thông qua việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội.
Theo đó, từ 01/7/2021, chính quyền địa phương tại phường ở Hà Nội chỉ còn Ủy ban nhân dân phường, không còn Hội đồng nhân dân (HĐND) như ở huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn.
Việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 cho đến khi Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm.
Với TP. Hồ Chí Minh, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết 131/2020/QH14. Theo đó, từ 01/7/2021, TP. HCM sẽ tổ chức mô hình chính quyền đô thị, không còn HĐND cấp quận, phường.
Đồng thời, cũng trong Nghị quyết này đã cho phép thành lập chính quyền đô thị thành phố trong thành phố. Sau đó, với Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thành phố Thủ Đức thuộc TP. HCM đã chính thức được thành lập. 03 Nghị quyết trên đều có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.


4. Thí sinh được đi muộn khi thi tuyển công chức, viên chức

Ngày 20/01/2021, Thông tư 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ có hiệu lực sẽ bổ sung một số quy định thí sinh phải thực hiện khi thi tuyển công chức, viên chức. Trong đó: Thí sinh phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Trường hợp thí sinh dự thi đến chậm quá 30 phút tính từ khi bắt đầu giờ làm bài thi thì không được dự thi...
Như vậy, so với quy định trong Thông tư 03/2019/TT-BNV, thí sinh phải có mặt đúng giờ thì theo Thông tư 6/2020, thí sinh được đi muộn không quá 30 phút tính từ khi bắt đầu giờ làm bài thi.


5. 3 trường hợp xây nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép

Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, có hiệu lực ngày 01/01/2021 đã bổ sung trường hợp được miễn giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ.
Theo đó, 03 trường hợp xây nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép bao gồm:
- Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng.


6. Không phải thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng

Theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ 01/01/2021 - ngày Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực, không quy định doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, trong Luật mới này còn một số thay đổi liên quan đến con dấu của doanh nghiệp như:
- Ghi nhận dấu của doanh nghiệp dưới 02 hình thức là dấu được làm tại cơ sở khắc dấu và dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp được quyền tự quyết với con dấu…

7. Trường hợp công khai thông tin đăng ký thuế từ 17/01/2021

Thông tư 105/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành đã bổ sung 02 trường hợp công khai thông tin đăng ký thuế của người nộp thuế, cụ thể:
- Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.
- Người nộp thuế có vi phạm pháp luật về đăng ký thuế.
Bên cạnh đó, Thông tư 105/2020 vẫn giữ các trường hợp ở Thông tư 95/2016/TT-BTC như: Người nộp thuế ngừng hoạt động, đã hoàn thành  hoặc chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký...
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.


8. Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị nghiêm cấm

Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ (quy định mới)…
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người (bổ sung việc cấm mua, bán xác, bào thai người).
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ.
Trong đó, cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê là một quy định mới. Như vậy, từ 01/01/2021, khi Luật Đầu tư 2021 có hiệu lực, dịch vụ đòi nợ chính thức bị khai tử.


9. Không phải lắp bình chữa cháy trên ô tô 4 chỗ ngồi

Theo Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP , ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên đến 09 chỗ ngồi chỉ cần đáp ứng các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy như sau:
- Đảm bảo điều kiện hoạt động đã được kiểm định.
- Vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Nghị định này đã bỏ quy định phải có bình chữa cháy trên ô tô từ 04 chỗ đến 09 chỗ ngồi.
Nghị định 136/2020 có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2021.


10. Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2025

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 107/2020/QH14 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12.
Theo đó, kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 28/2016/QH14đến hết ngày 31/12/2025, thay vì đến ngày 31/12/2020 như trước.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Nguồn: luatvietnam.vn
 
 
 
 
 
 

 
  Rounded Rectangle: BÀI HÁT THANH NIÊN
  

Đảng Cho Ta Mùa Xuân

 
Tác giả: Phù Sa
Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng
Một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi
Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non
Vang tiếng hát ca chứa chan niềm yêu đời.


Bao năm khổ đau đất nước ta không mùa xuân
Cuộc đời tăm tối chốn lao tù bao hờn căm
Vừng dương hé sáng khi khắp nơi ta có Đảng
Bóng tối lui dần tiếng chim vui hót vang
Và rồi từ đây ánh dương soi đời mới
Tiến theo cờ Đảng đã thấy tương lai sáng tươi.

Đảng đã cho ta cả mùa xuân của cuộc đời
Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai
Đảng đã mang lại tình yêu thương khắp nơi
Thế giới quanh ta hân hoan ngàn tiếng cười.

Xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau
Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân
Vượt mọi gian khó ta tiến lên đi theo Đảng
Băng giá tan dần ánh dương càng huy hoàng.

Bạn ơi mùa xuân khắp nơi tươi đẹp quá
Khi lý tưởng Đảng rực sáng trong tim chúng ta.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
 

Văn bản mới

 Số: 27-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số: 26-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số 70 - CV/ĐTN
Tên: (V/v tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia Hệ tri thức Việt số hóa)

Ngày BH: (07/08/2018)

 Số 18 - KH/ĐTN
Tên: (Kế hoạch Tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018))

Ngày BH: (02/07/2018)

 Số 56-CV/ĐTN
Tên: (V/v vận động ĐVTN tham gia công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng chống bệnh dại)

Ngày BH: (08/07/2018)

 Hướng dẫn số 17-HD/ĐTN Xây dựng Đoàn cơ sở "3 chủ động" giai đoạn 2018-2022
Tên: (Hướng dẫn xây dựng đòn cơ sở "3 chủ động", giai đoạn 2018-2022)

Ngày BH: (01/07/2018)

 Công văn số 56-CV/ĐTN v/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật"
Tên: (V/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật")

Ngày BH: (01/07/2018)

 49 - CV/ĐTN
Tên: (Triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo” trong thanh niên Hòa Bình năm 2018.)

Ngày BH: (21/06/2018)

 KH số 08 tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tên: (KH tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh)

Ngày BH: (11/03/2018)

 Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018
Tên: (Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018)

Ngày BH: (28/03/2018)

Music


  • Đang truy cập: 399
  • Khách viếng thăm: 396
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 108788
  • Tháng hiện tại: 2080756
  • Tổng lượt truy cập: 25398955

Liên kết Website