Chiến dịch hè 2023
Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 12
Banner giữa trang

Tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 4

Đăng lúc: Thứ năm - 08/04/2021 21:25
 
Small huy hieu doan 
 HÒA BÌNH
TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN
Số 4 - Tháng 4/2021
Lưu hành nội bộ
 
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 46 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2021)

 
 
  

 
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
 
(TG) - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, từ đó thấy được công tác bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, giúp họ hăng hái, thi đua trong học tập, lao động sản xuất, không ngừng rèn luyện, phấn đấu, xứng đáng là những “chủ nhân tương lai của đất nước”, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là việc làm có tính cấp thiết và quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Nhìn lại chặng đường 71 năm qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” (11/6/1948- 11/6/2019), có thể khẳng định: Mọi thành quả của cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay đều gắn liền với việc quán triệt và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước.
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THI ĐUA YÊU NƯỚC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Thi đua yêu nước” bao hàm đầy đủ, toàn diện các khía cạnh, từ mục đích, nội dung, cách thức, lực lượng cho đến ý nghĩa của thi đua.
Còn nhiều người, mà trước hết là cán bộ, chưa thật hiểu rõ ý nghĩa của phong trào thi đua ái quốc, tưởng lầm thi đua ái quốc là một việc khác với những công việc hàng ngày; tưởng lầm thi đua ái quốc chỉ nhất thời (thay vì phải trường kỳ); thậm chí có người còn ỷ thế, cạy quyền, hách dịch, tham nhũng, lãng phí…
Về mục đích của thi đua yêu nước, theo Hồ Chí Minh, đó chính là khơi dậy, phát huy được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, làm cho mọi người đều hăng hái, tích cực, sáng tạo, ngày càng làm được nhiều điều tốt hơn trong xã hội. Đối với nông dân, thì thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm; đối với công nhân thì thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm thì giờ; đối với quân đội, thì thi đua đánh giặc lập công,… Như vậy, đời sống của nhân dân sẽ ngày càng đầy đủ, no ấm, đất nước sẽ ngày càng giàu lên, quân đội sẽ ngày càng vững mạnh và sẽ hoàn thành được mục tiêu của cách mạng đề ra.
Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào nguồn lực nội sinh, nguồn sức mạnh vô song của dân tộc và cho rằng, nếu động viên, khơi dậy được nguồn lực vô tận ấy thì mọi việc, dù có khó khăn đến mấy cũng sẽ hoàn thành. Bởi vậy, trong những giờ phút khi mà cuộc chiến tranh chống thực dân xâm lược còn trong giai đoạn gian khó, ác liệt nhất, Người vẫn luôn tin tưởng: “Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi”(1).
Về nội dung của thi đua yêu nước, theo Hồ Chí Minh, đối với hậu phương: Cần đẩy mạnh tăng gia sản xuất, mở mang doanh nghiệp, thi đua học tập, sáng tác, phát minh, thực hành tiết kiệm và tận dụng thời gian, đẩy nhanh tiến độ, để tăng năng suất, hiệu quả,… Làm được như vậy, sẽ vừa tiết kiệm được nhân công, nguyên, vật liệu, thời gian,…; đồng thời lai tạo ra được nhiều của cải vật chất, tạo thêm nhiều nguồn lực cho xã hội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
Đối với tiền tuyến, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng công tác huấn luyện giỏi, tiêu diệt địch; khắc phục khó khăn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; có ý thức quý trọng chiến lợi phẩm, quân trang, tiết kiệm vũ khí, trang bị,… Người cũng lưu ý, trong thi đua thì tùy theo từng đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực,… mà xác định những nội dung công việc cho phù hợp, khoa học, hiệu quả: “Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc, Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn, Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, Đồng bào công nông thi đua sản xuất, Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh, Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân…”(2).
Về cách thức thi đua, Hồ Chí Minh chỉ rõ, phải có phương hướng đúng, xác định rõ nội dung, biện pháp cho từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt, Người luôn nhấn mạnh và yêu cầu phải: “Dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”(3). Trong quá trình thi đua, Người thường lưu ý, phải coi trọng sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm. Từ những sáng kiến và kinh nghiệm trong từng ngành, lĩnh vực, ở một địa phương, cơ quan, đơn vị… sẽ được phổ biến, lan rộng ra nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, cho đến cả nước; phải coi những sáng kiến, kinh nghiệm là tài sản vô giá, cần được phát huy và phổ biến: “Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”(4).
Về mức thi đua, theo Hồ Chí Minh, phải tiến dần dần và tiến mãi mãi; những người, những nhóm đã đạt được năng suất và hiệu quả ở mức cao, thì phải làm cho chất lượng tốt hơn, cố gắng nâng cao hơn nữa: “Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có hạn, nó cứ tiến mãi. Cho nên mức thi đua cũng không có hạn, nó cũng tiến lên mãi”(5). Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện giúp đỡ những người và những nhóm có năng suất, hiệu quả còn hạn chế tiến lên.
Về lực lượng thi đua, theo Hồ Chí Minh, lực lượng của phong trào thi đua yêu nước là toàn thể nhân dân: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: Quân sự, Kinh tế, Chính trị, Văn hóa”(6). Từ đó, Người nhận định: “Với lòng nồng nàn yêu nước và lực lượng vô cùng tận của nhân dân ta, cuộc Thi đua ái quốc nhất định sẽ thành công to. Vì vậy, mà thắng lợi càng nhất định về tay ta”(7). Thực tiễn đã chứng minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ý thức được sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Điều này được kế thừa, đúc kết từ lịch sử của dân tộc, đó là “Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, hay “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Về ý nghĩa của thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh khẳng định: Thi đua là đoàn kết, bởi: “Trong phong trào thi đua, chúng ta thấy đủ các dân tộc: Kinh, Thổ, Mán, Mường...; đủ các tín ngưỡng, lương có, giáo có; đủ các tầng lớp binh, công, nông, sĩ; đủ các hạng người già, trẻ, gái, trai. Tất cả đều nhằm vào một mục đích chung: tăng gia sản xuất và diệt giặc lập công”(8). Như vậy, thi đua để tăng cường đoàn kết, mà đoàn kết lại đẩy mạnh thi đua.
Theo Hồ Chí Minh, thi đua là yêu nước. Bởi, qua phong trào thi đua mà tinh thần yêu nước được biểu hiện thành những hành động, việc làm cụ thể. Kết quả là năng suất lao động, hiệu quả làm việc của mọi người, mọi ngành, mọi lĩnh vực đều được nâng lên. “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”(9). Thi đua còn góp phần cải tạo con người. Vì, thi đua giữa người này với người khác, giữa ngành này với ngành khác, giữa đơn vị này với đơn vị khác sẽ giúp mọi người không những tăng cường tình đoàn kết, mà còn giúp con người ngày càng hoàn thiện về suy nghĩ, kỹ năng, trình độ, nâng cao tinh thần kỷ luật, ý thức trách nhiệm với công việc… Bên cạnh biểu dương, khen ngợi những thành tích, kết quả đạt được trong các phong trào thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm trong công tác thi đua, như: Nhiều nơi, việc đặt kế hoạch thi đua còn không sát với hoàn cảnh thực tế. Nơi thì đặt kế hoạch to quá, rồi không làm nổi. Nơi thì ban đầu làm quá ồ ạt, đến nỗi ít lâu sau thì đuối sức đi, không tiếp tục thi đua được. Nơi thì mỗi một đoàn thể, mỗi một ngành đều có một kế hoạch riêng mà kế hoạch thì không ăn khớp với nhau, thành thử “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Nhiều nơi còn không biết trao đổi kinh nghiệm, quan liêu, dập khuôn, máy móc, chỉ biết làm theo chỉ thị của cấp trên, không biết điều tra kỹ lưỡng, áp dụng thiết thực. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chúng ta phải chống bệnh quan liêu, chống nạn tham ô, lãng phí. Vì bệnh quan liêu sẽ ngăn trở phong trào thi đua, làm nó chậm tiến, và nạn tham ô, lãng phí sẽ làm giảm bớt những kết quả của phong trào thi đua”(10). Bên cạnh đó, Người cũng đặt ra: “Thi đua là phải cố gắng mãi,... Phải học tập chính trị, phải gắn liền tinh thần thi đua với tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế. Tuyệt đối chớ tự kiêu tự mãn, chớ xa rời quần chúng”(11).
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước lan tỏa tới mọi cấp, mọi ngành, từ Trung ương cho tới địa phương, kể cả ở vùng sâu, vùng xa; thôi thúc, động viên được tinh thần yêu nước của cả dân tộc ta; khơi dậy và phát huy được nguồn lực nội sinh, trở thành cội nguồn cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
2. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC BỒI DƯỠNG, GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Một bộ phận giới trẻ bị mất phương hướng; sống thiếu lý tưởng; lười học tập, lười lao động; ham chơi, đua đòi, ích kỷ; đề cao lối sống hưởng thụ; thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội... Chính vì thế, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay, nhằm giúp họ dần miễn dịch trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của xã hội là công việc đặc biệt quan trọng.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người còn căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Trước hết, cần xác định và thống nhất nhận thức: Thế hệ trẻ là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu đảm nhiệm trên nhiều lĩnh vực, nhiều công việc khó khăn, gian khổ đòi hỏi sự cống hiến và sáng tạo. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định và đề cao vị trí, vai trò, tầm quan trọng của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” nêu rõ: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”(12). Việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ phải gắn liền, toàn diện với thi đua yêu nước, trong đó cần chú trọng vào các mặt: Đạo đức cách mạng, giác ngộ chủ nghĩa xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức, xem đó là nền tảng của con người cách mạng.
Việc giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ cần coi trọng nội dung dạy cho họ biết yêu nước thương nòi, biết tự lực tự cường; nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xây dựng niềm tin ở tương lai của đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin; giáo dục tình yêu lao động, có thái độ trân trọng đối với người lao động,…Tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, giáo dục cho thế hệ trẻ. Đặc biệt coi trọng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lý luận đi kèm với thực tiễn, giảng đường gắn liền với cuộc sống và thực tiễn xã hội. Đề cao, khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của thế hệ trẻ. Thường xuyên quán triệt, tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động, phong trào thi đua cho thế hệ trẻ thông qua những hành động, việc làm thiết thực, trước hết là từ những công việc hàng ngày như: Thi đua trong học tập, lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thực hành tiết kiệm; chống bệnh ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, tự tư, tự lợi, xem khinh lao động, lười biếng, lãng phí, kiêu ngạo, giả dối.. Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ là một công việc quan trọng, lâu dài, cần phải tiến hành thường xuyên, có kế hoạch, biện pháp cụ thể, rõ ràng; chú ý việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để kịp thời phát huy, nhân rộng ưu điểm, cách làm hay, khắc phục khuyết điểm, hạn chế trong phương hướng, biện pháp thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước gắn với bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, thi đua trong học tập, lao động…; tạo sức đề kháng, miễn dịch trước những tác động tiêu cực của xã hội, đặc biệt là trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” mà các thế lực thù địch, phản động đã và đang “ưu tiên” hướng tới thế hệ trẻ Việt Nam./.
(1) (2) (3) (6) (7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, H, 2011, t.5, tr. 558; 557; 556; 556; 553.
(4) (5) (8) (9) (10) (11) Hồ Chí Minh: Toàn tập, sđd, t.7, tr. 404; 405; 405-406; 407; 409; 409.         
(12) Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2008, tr. 27.
Nguồn: tuyengiao.vn
 
 
- Ngày 10/3 (âm lịch): Ngày giỗ tổ Hùng Vương
- Ngày 07/4/1907: Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn
- Ngày 21/4: Ngày sách Việt Nam
- Ngày 25/4/1976: Ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước
- Ngày 27/4/1998: Ngày mất của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
- Ngày 30/4/1975: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
 
NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG, MÙNG 10 THÁNG 3 (ÂM LỊCH)
 
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Trong lịch sử Việt Nam, những người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ nhân dân, chống ngoại xâm đều được nhân dân ta nhớ ơn. Một trong những ngày kỷ niệm mà mọi người dân yêu nước từ Bắc chí Nam đều biết và đã có từ ngàn xưa đến ngày nay là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Trong nhiều truyền thống tốt đẹp, dân tộc Việt Nam ta luôn giữ vững một truyền thống có ý nghĩa hay và đẹp vô cùng: tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước.
Hàng năm, vào dịp mùng 10/3 âm lịch, hàng chục vạn lượt đồng bào từ khắp mọi miền trong cả nước về Đền Hùng trẩy hội, thắp hương thơm thành kính lễ tổ tiên, tưởng nhớ công đức to lớn của các Vua Hùng dựng nước.
Do nhu cầu trị thủy, chống giặc ngoại xâm và do việc trao đổi kinh tế -văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, giữa các bộ lạc gần gũi nhau về dòng máu có xu hướng tập hợp và thống nhất với nhau. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả, lãnh thổ của bộ lạc này trải dài từ chân núi Ba Vì tới sườn Tam Đảo. Thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt dựng nên nước Văn Lang, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (nay là xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), chia nước ra 15 bộ:
1. Văn Lang (Bạch Hạc, Phú Thọ)
2. Châu Diên (Sơn Tây)
3. Phú Lộc (Sơn Tây)
4. Tân Hưng (Hưng Hóa - Tuyên Quang)
5. Vũ Định (Thái Nguyên - Cao Bằng)
6. Vũ Ninh (Bắc Ninh)
7. Lục Hải (Lạng Sơn)
8. Ninh Hải (Quảng Yên)
9. Dương Tuyền (Hải Dương)
10. Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình)
11. Cửu Chân (Thanh Hóa)
12. Hoài Hoan (Nghệ An)
13. Cửu Đức (Hà Tĩnh)
14. Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị)
15. Bình Văn (không rõ địa danh hiện nay)
Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương. Theo Ngọc phả Hùng Vương, có 18 đời vua Hùng:
1. Kinh Dương Vương Lộc Tục, tôn dâng miến hiệu là Hưng Dương- vị vua viễn tổ.
2. Lạc Long Quân Sùng Lâm, thụy hiệu Hùng Hiền - vị vua cao tổ.
3. Hùng Quốc Vương, húy là Lân Lang - vị vua mở nước.
4. Hùng Diệp Vương Bảo Lang.
5. Hùng Huy Vương Lang Viên Lang.
6. Hùng Huy Vương (cùng hiệu với đời thứ năm), húy là Pháp Hải Lang.
7. Hùng Chiêu Vương Tiên Lang.
8. Hùng Vi Vương Thừa Vân Lang.
9. Hùng Duy Vương Quốc Lang.
10. Hùng Uy Vương Vương Hùng Hải Lang.
11. Hùng Chính Vương Hùng Đức Lang.
12. Hùng Vũ Vương Đức Hiền Lang.
13. Hùng Việt Vương Tuấn Lang.
14. Hùng Anh Vương Châu Nhân Lang.
15. Hùng Chiêu Vương Cảnh Châu Lang.
16. Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang.
17. Hùng Nghị Vương Bảo Quang Lang.
18. Hùng Duệ Vương Huệ Lang.
Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng là nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam, còn rất đơn giản, mặc dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người.
Nhìn chung, cha ông ta đã dựng nước trong một khung cảnh thiên nhiên thích hợp, thuận lợi, trên một dải đất có nhiều núi cao, rừng rậm, nhiều sông ngòi, hồ ao, có các ngả đường giao thông quan trọng với các miền khác; đó cũng là miền đất giàu có, nhiều khoáng sản, lâm sản, hải sản, nhất là lại có những cánh đồng phì nhiêu thích hợp với nghề nông. Những yếu tố thiên nhiên này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tiến bộ về kinh tế và văn hóa, dẫn đến việc dựng nước Văn Lang, một nước có đủ sức chống ngoại xâm, có nền văn hóa phát triển của vùng Đông Nam Á thời đó.
Hùng Vương là thủ lĩnh của nước Việt Nam thời kỳ bắt đầu dựng nước. Lãnh thổ đầu tiên của tổ tiên là miền Bắc Việt Nam. Những nhóm dân quan trọng nhất là người Việt cổ, ban đầu họ sống thành từng công xã, ràng buộc với nhau bởi mối quan hệ máu mủ. Họ đoàn kết tương thân, tương ái trong công việc làm ăn và giữ nước. Con người Việt Nam thời Hùng Vương vừa mới cố sức vươn lên khỏi cuộc sống tự nhiên đầy khó khăn gian khổ, rừng rậm, đầm lầy, thú dữ, bão giông, lụt lội… đã phải đương đầu với kẻ thù xâm lược. Tản Viên Sơn Thần (Sơn Tinh vị thần núi Tản Viên) là truyền thuyết tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên cho chiến thắng thiên tai; Thánh Gióng là truyền thuyết ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta… Những truyền thống tốt đẹp đó duy trì bền vững trong xã hội Việt Nam.
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc, chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước Việt Nam.
Từ lâu, nhân dân ta lấy ngày mùng 10/3 (âm lịch) hàng năm làm Ngày Giỗ Tổ và cùng nhau trẩy hội Đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam theo đúng với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Sáng ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng tỉnh Phú Thọ, khi gặp gỡ các chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã căn dặn:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, người dân Việt Nam càng tự hào với giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tưởng nhớ tổ tiên, tưởng nhớ những người đã có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Do vậy, mỗi công dân Việt Nam luôn có trách nhiệm: nêu bật những giá trị lịch sử, văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; giới thiệu những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước; có ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng cảm trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; ủng hộ và thực hiện những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cổ vũ các tầng lớp nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước hội nhập và phát triển.
Nguồn: lichsuvietnam.vn
 
KỶ NIỆM 114 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN
(7/4/1907-7/4/2021)
 
Tổng Bí thư Lê Duẩn – Điểm tựa quyết tâm đánh thắng Mỹ xâm lược
 
          Lê Duẩn, một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà chiến lược cách mạng, thao lược quân sự với những phẩm chất và tài năng kiệt xuất của dân tộc ta. Nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng là dịp chúng ta khơi dậy, tôn vinh và noi gương một nhân cách lớn để suy ngẫm, xácđịnh trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đất nước trong hiện tại và tương lai.        
 
Điểm tựa của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đánh thắng Mỹ             
Tổng Bí thư Lê Duẩn là một nhà lý luận chính trị sắc xảo đã có những đóng góp to lớn vào hình thành đường lối chiến lược cách mạng và vận dụng sáng tạo vào chỉ đạo đánh Mỹ và thắng Mỹ của Đảng ta. Thân thế và sự nghiệp của ông gắn liền với chiến thắng vang dội của dân tộc, được nhân dân trong nước cũng như trên thế giới kính phục. Tư tưởng cũng như những phẩm chất, năng lực của một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc có giá trị bền vững đối với lịch sử dân tộc ta.
https://media.vov.vn/uploaded/pks3wd07dsq/2017_03_29/2_117063_bspu.jpg
Tổng Bí thư Lê Duẩn trò chuyện với các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần IV năm 1976. (Ảnh tư liệu)
 
Tổng Bí thư Lê Duẩn là biểu trưng sáng ngời về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Ngay từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, đồng chí Lê Duẩn đã hoạt động, bám sát thực tiễn cách mạng ở miền Nam và nhờ đó có đóng góp quan trọng vào hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho Nghị quyết 15 của Đảng, trong đó nổi bật nhất là quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng của hai miền Nam – Bắc. Tinh thần ấy đã giải đáp những vấn đề cấp thiết nhất của lịch sử là: “Đánh Mỹ hay không đánh Mỹ ” và được trả lời là: “Đánh và nhất định đánh thắng”. Nhờ đó mà tư tưởng chiến lược của ông là trụ cột, là điểm tựa cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta củng cố niềm tin, phát huy ý chí, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Tổng Bí thư Lê Duẩn còn là điểm sáng, là mẫu mực của tư duy biện chứng khoa học trong đánh giá tình hình, phân tích mâu thuẫn cũng như làm chủ các bước chuyển hóa mâu thuẫn, chuyển hóa tương quan lực lượng khi chỉ đạo chiến lược cách mạng. Những đề xuất của ông bao giờ cũng là sản phẩm kết tinh của phân tích tổng hợp hệ thống các mâu thuẫn của thời đại, của dân tộc và cụ thể hóa vào từng giai đoạn cụ thể… trong chiến lược chung của cách mạng một cách sát hợp, kịp thời.
Một trong những nội dung thuộc tài thao lược của Tổng Bí thư Lê Duẩn là những dự báo khoa học về những diễn biến phức tạp trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam. Những nhận định, đánh giá và chỉ đạo luôn sát với những diễn biến của hiện tại và phù hợp với xu hướng, với tiến trình phát triển chung của cách mạng.
Nhờ tư duy độc lập, sáng tạo tầm chiến lược cho phép ông đề xuất những quan điểm chỉ đạo chiến lược rất độc đáo, sắc xảo, khoa học. Ông đã thống nhất biện chứng giữa chiến lược tiến công với chỉ đạo: “Tiến công từng bước, đánh thắng từng bộ phận, làm thất bại từng âm mưu, chiến lược của chủ nghĩa đế quốc” (Hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1968, tr. 11). Tinh thần ấy được hiểu như nguyên tắc chiến lược cơ bản xuyên suốt tiến trình phát triển tư duy và hoàn thiện chiến lược tiến công trong tư tưởng của ông. Vì thế, đã làm cho 4 chiến lược chiến tranh của Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam đều sụp đổ.  
Nhà thao lược quân sự nổi tiếng
Tổng Bí thư Lê Duẩn là “bậc thầy” về tư tưởng sức mạnh tổng hợp. Ông đã nắm bắt kịp thời, chính xác xu thế, sức mạnh thời đại với sức mạnh của dân tộc và kết hợp một cách nhuần nhuyễn các sức mạnh ấy trong tính chỉnh thể tạo sức mạnh tổng hợp để đánh và thắng Mỹ. Trên cơ sở xác định chính xác chiến tranh cách mạng ở Việt Nam là “cuộc đụng đầu lịch sử” giữa các lực lượng phản cách mạng, đứng đầu là Mỹ với các lực lượng thuộc ba dòng thác cách mạng và sức mạnh của dân tộc ta ở chiến trường miền Nam với tính chất quyết liệt, ác liệt rất cao.
Tư tưởng của ông đã phản ánh đúng đắn mối quan hệ giữa các lực lượng cách mạng của thời đại làm cơ sở cho đường lối đối nội và đối ngọai của Đảng ta. Ông đã nổi lên với tầm tư duy chiến lược trong nhận biết, phân tích về khoét sâu vào mâu thuẫn nội bộ của địch, phân hóa kẻ thù và quy tập lực lượng qua từng giai đoạn cụ thể để góp phần tạo dựng sức mạnh tổng hợp trong chiến tranh cách mạng, đi đến thắng lợi.  
Nhắc đến Tổng Bí thư Lê Duẩn là nhắc đến một nhà thao lược quân sự nổi tiếng. Ông đã kết hợp giữa lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng, về chiến tranh cách mạng, quân đội với nghệ thuật chiến tranh nhân dân thuộc truyền thống dân tộc một cách hoàn hảo nhất.
Biểu hiện tập trung nhất ở tư tưởng về sức mạnh tổng hợp; về bạo lực cách mạng với những lực lượng tạo thành như: lực lượng chính trị của quần chúng, lực lượng vũ trang nhân dân; đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; xây dựng ba thứ quân; tiến công địch cả ba vùng chiến lược; kết hợp giữa đánh lâu dài đồng thời với chủ động tiến công chiến lược; biện chứng giữa thế và lực… để làm thay đổi cục diện chiến tranh từng giai đoạn, tiến tới tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch, giành thắng lợi hoàn toàn.
Lê Duẩn chỉ rõ: Chúng ta nhận rõ tính chất khó khăn, phức tạp của cuộc chiến tranh để biết đánh và biết thắng. Đã biết mở đầu đúng, biết đánh lâu dài, thì chúng ta phải biết kết thúc đúng” (Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986, tr. 255).
Với những cống hiến và phẩm chất nhân cách, tài năng Tổng Bí thư Lê Duẩn có giá trị rất to lớn để ôn lại, để tôn vinh; để cho các thế hệ sau những bài học quý báu. Bản lĩnh, tinh thần cách mạng tiến công; nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp; tư duy biện chứng khoa học sắc xảo, nhanh nhạy và chính xác trước những diễn biến phức tạp, khó khăn vẫn phải kiên định, vững vàng; đặc biệt là tinh thần làm chủ của nhân dân…
Sự cống hiến hy sinh suốt đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn cho Đảng, cho dân tộc, cho chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn soi rọi, thức tỉnh mỗi con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta để từng bước vượt qua khó khăn, thách thức tiến đến thắng lợi hoàn toàn./.
Nguồn: Báo điện tử VOV
 
 
KỶ NIỆM 151 NĂM NGÀY SINH V. I. LÊNIN ( 22/4/1870  - 21/4/1924 )
NHỮNG ĐÓNG GÓP VĨ ĐẠI CỦA LÊNIN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI
V.I. Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác thành học thuyết Mác - Lênin, mở ra trang sử mới cho cách mạng vô sản thế giới.
lenin 1
lenin2
 
 
 
 
 
 
SỰ RA ĐỜI VÀ Ý NGHĨA NGÀY SÁCH VIỆT NAM 21/4
 
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách là sản phẩm văn hóa tinh thần, là kho tàng tri thức đóng vai trò rất quan trọng, là người thầy vĩ đại thắp sáng trong mỗi chúng ta nguồn tri thức vô tận. Dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người, hướng tới những giá trị nhân văn cao cả. Có thể nói sách là những người bạn gần gũi chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn của mỗi người. Và đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết không thể thiếu của mỗi con người. Ở thời đại nào, con người cũng lấy việc học, và đọc sách là một trong những phương cách để hoàn thiện nhân cách con người, để tiến bộ trong cuộc sống cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Cha ông ta đã coi việc đọc sách là một hành vi văn hóa cao đẹp. Từ đọc sách, sưu tầm sách, xây dựng tủ sách, thư viện là một phần của việc hình thành văn hóa đọc. Văn hóa đọc là một trong những nguồn năng lượng quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
 
Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Đây thật sự là niềm vui lớn cho những người yêu sách.
Ngày Sách Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc. Là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.
 
Việc lấy ngày 21/4 là ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại, sẽ hấp dẫn và lôi cuốn độc giả.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử học viện Quân sự.
 
KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI CỦA NƯỚC VIỆT NAM THỐNG NHẤT (25/4/1976 – 25/4/2021)
 
Quốc hội khóa VI – Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất
Sau ngày miền Nam giải phóng, ở hai miền nước ta vẫn tồn tại hai nhà nước với hai Chính phủ: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vấn đề cấp bách trước mắt là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Khi ấy, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang là nhiệm kỳ Khóa V, được cử tri bầu ngày 6.4.1975. Và tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa V (đầu tháng 6.1975) đã bầu và phê chuẩn bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đất nước đã thống nhất, cần có Quốc hội thống nhất thực hiện chức năng bầu và phê chuẩn bộ máy nhà nước Việt Nam thống nhất. Thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước cũng là chính thức hóa việc thống nhất Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thống nhất nhà nước về các mặt khác.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất
Ngày 15.11.1975, đại biểu Nhân dân hai miền đã họp Hội nghị hiệp thương chính trị để thống nhất nhận định về yêu cầu và nội dung của toàn bộ sự nghiệp hoàn thành thống nhất nước nhà… Từ đó đặt ra việc quan trọng trước mắt là tổ chức tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung của cả nước, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của cả nước Việt Nam. Quốc hội sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của nhà nước và quy định Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất. Cuộc tổng tuyển cử sẽ tiến hành cùng một ngày trong cả nước. Việc bầu cử Quốc hội phải theo nguyên tắc: Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Trong điều kiện chưa có luật bầu cử hoàn chỉnh áp dụng cho cả nước, và thực tế bối cảnh chính trị - xã hội hai miền còn những khác biệt, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc đã nhất trí: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam mỗi bên cử ra 11 người để thành lập Hội đồng Bầu cử toàn quốc. Hội đồng Bầu cử toàn quốc phụ trách chung việc bầu cử trong cả nước có nhiệm vụ giám sát việc bỏ phiếu, tổng kết công tác bầu cử, cấp giấy chứng nhận cho những người trúng cử và báo cáo kết quả cuộc tổng tuyển cử trước Quốc hội Khóa VI (tại Kỳ họp thứ Nhất).
Ở miền Bắc, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ở miền Nam, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử là Hội đồng cố vấn Chính phủ. Ở mỗi miền, cơ quan chủ trì cuộc bầu cử có quyền và trách nhiệm cử ra Hội đồng Bầu cử miền để phụ trách việc bầu cử của miền. Riêng tỉnh Bình - Trị - Thiên có một phần ở miền Bắc, một phần ở miền Nam nên do cả hai miền cùng phụ trách dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử toàn quốc.
Đơn vị bầu cử là tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Những tỉnh, thành phố lớn, đông dân được bầu nhiều đại biểu thì có thể chia thành nhiều khu vực bầu cử. Số đại biểu của từng đơn vị bầu cử do cơ quan chủ trì bầu cử ở mỗi miền quy định. Đây là những điểm phù hợp với tình hình thực tế của giai đoạn cách mạng lúc bấy giờ. Sau này, chúng ta đã xây dựng Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội phù hợp với tình hình chung cả nước; các địa phương ở hai miền Bắc - Nam đã có sự tương đồng về chính trị - xã hội, và qua một số lần sửa đổi, bổ sung luật thì nội dung này cơ bản được quy định: mỗi tỉnh, thành phố chia thành nhiều đơn vị bầu cử tùy theo dân số và số đại biểu được bầu. Mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 3 đại biểu. Số lượng và danh sách các đơn vị bầu cử, số đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử do Hội đồng Bầu cử ấn định theo đề nghị của Ủy ban Bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tổng số đại biểu Quốc hội cả nước được Hội đồng Bầu cử toàn quốc ấn định là không quá 500 người. Các tỉnh miền Nam đã tiến hành điều tra dân số gấp để thiết thực phục vụ cho bầu cử bảo đảm chính xác, công bằng, đồng thời phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch nhà nước. Hội đồng Bầu cử miền đã giúp cơ quan chủ trì việc bầu cử miền trong việc nghiên cứu và quy định các vấn đề cụ thể xuất phát từ đặc điểm của miền Nam mới được giải phóng, chính quyền nhân dân đang từng bước được củng cố.
Công tác chuẩn bị tổng tuyển cử là một cuộc biểu dương lực lượng đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng lãnh đạo, để họ sử dụng đúng đắn lá phiếu - quyền công dân của mình hăng hái đi bầu cử đại biểu Quốc hội thống nhất của cả nước. Phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng ngày bầu cử Quốc hội đã được các địa phương, lực lượng vũ trang, các ngành, các đoàn thể quần chúng xây dựng và tổ chức các hoạt động cụ thể thiết thực. Ở nhiều vùng nông thôn miền Nam, vùng dân tộc còn khó khăn, đồng bào chưa thoát nạn mù chữ đã tích cực học tập để đến ngày bầu cử biết đọc, tự tay viết lá phiếu của mình.
Từ giữa tháng 4.1976, các cấp ủy Đảng, các tổ chức phụ trách bầu cử, các đoàn thể quần chúng, trong phạm vi trách nhiệm của mình đã đến các cơ sở kiểm tra việc chuẩn bị tổng tuyển cử. Gần đến ngày bầu cử, Nhân dân cả nước đều tổ chức các cuộc mít tinh, tuần hành quần chúng, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng ngày tổng tuyển cử...
Những người ứng cử đại biểu Quốc hội
Việc giới thiệu người ra ứng cử đã được tiến hành một cách thật sự dân chủ. Mặt trận Dân tộc thống nhất cùng với các đoàn thể quần chúng đóng một vai trò rất quan trọng. Những người ra ứng cử ở miền Bắc đều do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu; ở miền Nam do Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu. Danh sách người ra ứng cử đã được các tổ chức quần chúng ở cơ sở thảo luận, cân nhắc kỹ trước khi đưa lên Mặt trận Dân tộc thống nhất hiệp thương và chính thức giới thiệu. Cả nước có 605 người ra ứng cử là những người tiêu biểu, bao gồm các nhà hoạt động cách mạng lâu năm, các đại biểu công nhân, nông dân, quân nhân cách mạng, trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, tư sản dân tộc, đại biểu các dân tộc, các tôn giáo… Danh sách đó thực sự là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên cơ sở liên minh công - nông - binh gồm những người có nhiều thành tích trong sản xuất, công tác và chiến đấu. Ở miền Nam, theo tiêu chuẩn cụ thể của Pháp lịnh (pháp lệnh) bầu cử Quốc hội, đó là những người yêu nước, có thành tích chống đế quốc Mỹ và tay sai, tán thành thống nhất Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Những cuộc tiếp xúc giữa ứng cử viên và cử tri được tổ chức trong khắp các đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử. Những cuộc trao đổi ý kiến về tiểu sử ứng cử viên được tổ chức đến tận xóm, ấp, bản, làng, đơn vị chiến đấu và cơ sở sản xuất, “tổ Nhân dân”, “tổ đoàn kết”… Công tác này có tác dụng chẳng những giúp cử tri tìm hiểu ứng cử viên và lựa chọn đại biểu mà còn nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân đối với công việc của nhà nước. Riêng ở vùng mới giải phóng còn có tác dụng giúp Nhân dân hiểu rõ thêm yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của đại biểu Quốc hội trong chế độ ta.
Tình hình và kết quả bầu cử 
Ngày 25.4.1976 thật sự là ngày hội lớn của toàn dân ta. Hơn 23 triệu cử tri, với tư thế người làm chủ đất nước đã nô nức đi làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Tỷ lệ chung cử tri đi bầu cử là 98,77%. Nhiều đơn vị lực lượng vũ trang đạt 100% quân số đi bầu; một số địa phương đạt trên 99% số cử tri đi bầu cử.
Cả nước đã bầu đủ 492 đại biểu ngay ở vòng đầu, không nơi nào phải bầu lại hoặc bầu thêm. Ở vùng mới giải phóng miền Nam, nhiều người là công nhân, nông dân lao động bình thường nhưng có thành tích xuất sắc, có uy tín cao đã được bầu vào Quốc hội; nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước được Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam và Ủy ban Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam giới thiệu đã đắc cử.
Với thành phần như vậy, Quốc hội Khóa VI là Quốc hội thống nhất cả nước, là hình ảnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dựa trên cơ sở liên minh công nông do Đảng lãnh đạo.
Quốc hội bầu, phê chuẩn bộ máy nhà nước Việt Nam thống nhất
Sau thắng lợi to lớn của cuộc tổng tuyển cử ngày 25.4.1976, Quốc hội chung cả nước đã họp phiên đầu tiên từ ngày 24.6 - 3.7.1976. Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã báo cáo Quốc hội và xác nhận 492 người trúng cử đủ tư cách đại biểu Quốc hội Khóa VI, nhiệm kỳ 1976 - 1981. Tại phiên họp quan trọng và đầy ý nghĩa này, Quốc hội đã bầu, phê chuẩn các chức danh, các cơ quan của bộ máy nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất.
Ông Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch Nước. Ông Nguyễn Lương Bằng được bầu làm Phó Chủ tịch Nước. Ông Trường Chinh được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Có 7 Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và 2 Ủy viên dự khuyết.
Quốc hội cũng bầu: Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (36 thành viên); Ủy ban Dự án pháp luật (18 thành viên); Ủy ban Dân tộc (27 thành viên); Ủy ban Văn hóa và Giáo dục (28 thành viên); Ủy ban Y tế và Xã hội (22 thành viên); Ủy ban Đối ngoại (12 thành viên); Ủy ban Dự thảo Hiến pháp (36 thành viên), do Chủ tịch Trường Chinh trực tiếp làm Chủ tịch. So với Quốc hội Khóa V thì Khóa VI không có Ủy ban Thống nhất của Quốc hội mà có Ủy ban Dự thảo Hiến pháp để thực hiện việc xây dựng Hiến pháp mới cho nước Việt Nam thống nhất.
Ông Phạm Văn Đồng được bầu làm Thủ tướng Chính phủ. Có 7 Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng. Cơ quan hành pháp được Quốc hội phê chuẩn có 34 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Ông Phạm Văn Bạch được bầu làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông Trần Hữu Dực được bầu làm Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Thắng lợi to lớn của tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 là thắng lợi của ý chí sắt đá vững vàng của toàn dân ta quyết tâm khắc phục khó khăn, xây dựng thành công một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Qua tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội chung cả nước, cùng với Nhân dân miền Bắc, đồng bào miền Nam đã nói lên một cách hùng hồn sự lựa chọn dứt khoát của mình: Vì thống nhất Tổ quốc, thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải phòng
 
KỶ NIỆM 46 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 – 30/4/2021) - CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI MÙA XUÂN 1975 GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC
 
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là một trong những chiến công lớn của thế kỷ XX. Đối với dân tộc Việt Nam, đây là bản anh hùng ca bất hủ của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh. Năm tháng trôi qua càng khẳng định và làm nổi bật tầm vóc lịch sử và ý nghĩa thời đại của thắng lợi này.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tiếp đó, dân tộc Việt Nam phải tiến hành ngay cuộc chiến tranh cách mạng kéo dài 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta đã kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cách mạng suốt 30 năm, đánh thắng hoàn toàn các cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc lớn, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Trung ương Đảng đã có nhiều Hội nghị bàn các vấn đề cụ thể của cách mạng hai miền Nam-Bắc: Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) bàn về phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Nam, Hội nghị lần thứ 22 (12/1973) bàn về khôi phục kinh tế miền Bắc, Hội nghị lần thứ 23 (12/1974) về tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng... Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế nhằm bảo đảm nhu cầu nâng cao đời sống nhân dân miền Bắc và chi viện có hiệu quả về sức người, sức của cho cách mạng miền Nam. Nắm vững quan điểm, chủ trương của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21, quân và dân miền Nam tiếp tục sử dụng bạo lực cách mạng, giữ vững thế tiến công, đẩy chế độ ngụy quyền Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
Nhân dân ta đã kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cách mạng suốt 30 năm, đánh thắng hoàn toàn các cuộc chiến tranh xâm lược của hai đế quốc lớn, giải phóng hoàn toàn đất nước.  
 
http://tuyengiao.vn/Uploads/2017/4/11/giaiphong.jpg
Đoàn quân giải phóng trên quốc lộ I từ Nha Trang tiến về giải phóng miền Nam. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
 
Từ giữa năm 1974, so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam có lợi cho cách mạng, thời cơ cách mạng đã xuất hiện. Bộ Chính trị họp các hội nghị vào tháng 10/1974 và tháng 1/1975 bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm. Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực” (Văn kiện Đảng toàn tập, t.35, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, tr.196).
Đầu năm 1975, sau chiến thắng Phước Long, với nỗ lực và quyết tâm rất cao, quân và dân ta đã tiến hành liên tục 3 chiến dịch lớn của cuộc Tổng tiến công gồm Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế-Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mùa xuân năm 1975, với khí thế tiến công như vũ bão, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiêu diệt và làm tan rã lực lượng lớn của địch, giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng; giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
 
C2D4AC44
Bộ đội ta tiến vào giải phóng Xuân Lộc, cửa ngõ của Sài Gòn, ngày 21/4/1975. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4/3 đến 24/3/1975): Bộ Tổng tư lệnh quyết định chọn Tây Nguyên làm địa bàn đột phá, mở đầu trận quyết chiến chiến lược vì Tây Nguyên là vùng cao nguyên rộng lớn có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, ta lại chọn Buôn Ma Thuột là trận đột phá chiến lược. Bởi vì, thắng lợi ở Buôn Ma Thuột có khả năng tạo ra sự chuyển biến về chiến dịch và sự rung động về chiến lược.
Ngày 4/3/1975, chiến dịch Tây Nguyên chính thức bắt đầu. 2 giờ 03 phút ngày 10/3, quân ta bắt đầu tiến công Buôn Ma Thuột. Đúng 11 giờ trưa ngày 11/3, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã được kéo lên trên cột cờ của Sở chỉ huy Sư đoàn 23 ngụy, quân ta làm chủ hoàn toàn thị xã Buôn Ma Thuột, hoàn thành trận đánh then chốt mở đầu thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên.
Ngày 24/3, quân ta tiến công Củng Sơn, tiêu diệt và bắt toàn bộ quân địch ở đây, hoàn thành trận then chốt thứ ba, kết thúc chiến dịch Tây Nguyên. Sau 20 ngày đêm chiến đấu quyết liệt trong chiến dịch Tây Nguyên, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 7 vạn quân địch, xoá sổ quân đoàn 2 và quân khu 2 ngụy, làm tan rã một tập đoàn phòng ngự lớn, giải phóng một địa bàn rất quan trọng, dẫn đến sự suy sụp và tan rã về chiến lược của địch, mở ra thời cơ của cuộc tổng tiến công chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch Huế-Đà Nẵng, mở ra bước ngoặt quyết định cho thời kỳ toàn thắng của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (từ 21/3 đến 29/3/1975): Với chiến thắng oanh liệt của Chiến dịch Tây Nguyên, cuộc chiến tranh Cách mạng đã bước sang một giai đoạn mới, từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược, tạo thời cơ chín muồi hình thành chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm: “Tiêu diệt quân đoàn 1 địch, không cho chúng rút về Sài Gòn, để cùng với thắng lợi của Tây Nguyên tạo nên chuyển biến lớn về so sánh lực lượng chiến lược có lợi cho ta, tạo điều kiện giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam”.
 
Thực hiện quyết tâm trên, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Huế-Đà Nẵng với mật danh “Mặt trận 475”. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm của quân ta tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên. Chiến trường được phân thành hai khu vực: Trị Thiên-Huế và Quảng Nam-Đà Nẵng, trong đó mục tiêu chủ yếu là Huế-Đà Nẵng.
 
Ngày 21/3/1975, chiến dịch Huế-Đà Nẵng bắt đầu: Phát triển thế tiến công đã tạo được trước đó; từ các hướng bắc, tây, nam, quân ta đồng loạt tiến công, hình thành nhiều mũi bao vây địch trong thành phố Huế. Quân ta chia làm hai hướng: Hướng Nam Huế và hướng Bắc Huế đồng loạt tiến công quân địch.
 
Chiến dịch Huế-Đà Nẵng là hoạt động trọng tâm của quân ta tiếp sau chiến thắng Tây Nguyên. Thế trận của địch ở Thừa Thiên-Huế bị vỡ, và trước áp lực tiến công từ các hướng của quân ta, địch càng lúng túng, trong cơn hoảng loạn chúng chỉ còn một lối thoát duy nhất là chạy ra biển theo cửa Thuận An và Tư Hiền. Pháo binh ta một mặt khống chế chặt cửa Thuận An, kết hợp với bộ đội đặc công thả mìn không cho tàu địch vào đón quân rút chạy.
 
Ngày 25/3, quân ta tiến công địch ở khu cảng Tân Mỹ-Thuận An, tiêu diệt và làm tan rã hầu hết địch dồn về đây. Cùng ngày các mũi tiến công khác của quân chủ lực đã cùng lực lượng vũ trang địa phương tiến vào thành phố, kết hợp với quần chúng nổi dậy, giải phóng cố đô Huế. Trưa ngày 26/3, cờ Cách mạng đã tung bay trên cột cờ trước Ngọ Môn, kết thúc vẻ vang trận đánh Thừa Thiên-Huế.
 
Sau bốn ngày chiến đấu quân và dân ta đã hoàn toàn tiêu diệt tập đoàn phòng ngự Thừa Thiên-Huế. Thắng lợi vang dội này là một đòn phủ đầu chí mạng giáng vào kế hoạch phòng ngự co cụm chiến lược mới của địch ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung.
D7478EF2
Đoàn quân giải phóng trên quốc lộ I từ Nha Trang tiến về giải phóng miền Nam. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
 
Từ ngày 26/3 đến 29/3/1975, cuộc tiến công Đà Nẵng của quân ta diễn ra hết sức khẩn trương, nhanh chóng. Ngày 27/3, quân ta trên ba hướng tiến quân về Đà Nẵng không kể ngày đêm. Các lực lượng vũ trang địa phương gấp rút tiến về thành phố cùng với lực lượng chính trị của quần chúng trong và ven thành phố tiến công địch. Bị bao vây chặt, quân địch ở Đà Nẵng trở nên hỗn loạn, kế hoạch co cụm lớn bị phá vỡ. Ngày 28 và 29/3, ta tiến công căn cứ quân sự liên hợp lớn của địch ở Đà Nẵng.
Cuộc tổng công kích đã diễn ra trên các hướng Bắc Đà Nẵng, Tây Nam Đà Nẵng, Nam và Đông Nam Đà Nẵng. Đến 15 giờ ngày 29/3, quân ta từ các hướng tiến công đã gặp nhau ở trung tâm thành phố, chiếm lĩnh xong toàn bộ căn cứ liên hợp Đà Nẵng-bán đảo Sơn Trà. Trận tiến công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng đã kết thúc toàn thắng. Hơn 10 vạn quân địch trong đó có cơ quan bộ tư lệnh quân đoàn 1 ngụy đã bị tiêu diệt và tan rã hoàn toàn. Căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của địch ở miền Trung đã hoàn toàn bị đập tan trong một cuộc tiến công và nổi dậy thần tốc 32 giờ. Ta thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh.
Chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng đã giành thắng lợi một cách nhanh chóng, rực rỡ: Quân ta đã đập tan hệ thống phòng thủ kiên cố của địch ở quân khu 1, loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 120.000 tên, trong đó bắt tại trận 55.000 tên, với 7.000 sĩ quan (220 cấp tá), làm tan rã 137.000 phòng vệ dân sự; Thu toàn bộ vũ khí quân trang, đạn dược, nhiên liệu). Giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh với hơn 2 triệu dân, trong đó có 2 thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng. Thắng lợi của chiến dịch tiến công Huế-Đà Nẵng có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Cùng với thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, nó đã làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh, tạo ra những điều kiện rất cơ bản, góp phần giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ 9/4 đến 30/4/1975): Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã họp nhận định: Thời cơ chiến lược tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã hoàn toàn chín muồi. Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc”.
Bộ Chính trị nhấn mạnh: “Phải nắm vững hơn nữa thời cơ chiến lược, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không để chậm”. Để thực hiện quyết tâm đó, Bộ Chính trị quyết định tập trung lực lượng chỉ đạo giành thắng lợi trong trận quyết chiến lịch sử này. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được mang tên là “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Các chiến dịch và các hoạt động tạo thế chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh được tiến hành theo các hướng: Hướng Đông, hướng Tây Nam, hướng Đông và Đông Nam, hướng Tây và Tây Nam, hướng Bắc và Tây Bắc. Tối 28/4, Bộ Tư lệnh Chiến dịch thông báo tình hình và lệnh, các hướng quân ta tiếp tục phát triển tiến công để đảm bảo sáng 29/4 toàn mặt trận nhất loạt thực hiện tổng tấn công vào thành phố Sài Gòn theo đúng kế hoạch đã định.
Ngày 30/4/1975: Quân ta thống nhất hiệp đồng các cánh, các hướng tổng công kích vào nội thành, chiếm lĩnh các mục tiêu chiến lược. 10 giờ ngày 30/4/1975, trung đoàn 66 bộ binh, cùng với xe tăng của lữ đoàn 203 thuộc sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến công thọc sâu, đập tan toàn bộ lực lượng phòng ngự của quân ngụy vượt qua cầu Sài Gòn. 10 giờ 45’, cán bộ, chiến sĩ ta bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện. 11 giờ 30 phút, ngày 30/4/1975, ta kéo cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập.
10 giờ 45’, cán bộ, chiến sĩ ta bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng cách mạng không điều kiện.
Trên đà chiến thắng, từ ngày 30/4/1975, đồng bào và các chiến sĩ các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đã đồng loạt tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, lần lượt giải phóng các tỉnh còn lại. Ngày 1-5-1975, toàn bộ lãnh thổ trên đất liền miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn giải phóng.
Từ 30/4 đến 1/5/1975, đồng bào các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Long An, Hậu Nghĩa, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, Sa Đéc, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau đã đứng lên giành quyền làm chủ.
Cùng với các tỉnh ở đất liền, ngày 30/4/1975, các chiến sĩ yêu nước bị địch giam giữ ở đảo Côn Sơn đã nổi dậy, làm chủ hoàn toàn đảo này. Ngày 2/5/1975, Quân giải phóng phối hợp cùng nhân dân tiến công và nổi dậy, giành quyền làm chủ hoàn toàn đảo Phú Quốc. Trước đó, trong tháng 4-1975, ta giải phóng các đảo dọc bờ biển Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ trong quần đảo Trường Sa; quân giải phóng tiến công và giải phóng các đảo do quân ngụy chiếm giữ: đảo Song Tử Tây, đảo Sơn Ca, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Trường Sa và đảo An Bang.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiêu diệt, bắt sống, làm tan rã hơn 40 vạn tên địch, 10 sư đoàn chủ lực và tổng trù bị, 12 chiến đoàn thiết giáp, 5 sư đoàn không quân; đánh sụp toàn bộ ngụy quyền Trung ương và địa phương gồm 22 vạn tên, giải phóng Sài Gòn và toàn bộ các tỉnh còn lại, kết thúc rất oanh liệt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước ta.
Văn kiện Đảng nhận định: “Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công Mùa Xuân 1975, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam thân yêu, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta” (Văn kiện Đảng toàn tập, t.35, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004, tr.206)./.
 
D8A5BBD0
Nhân dân Sài Gòn đón chào quân Giải phóng tiến vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Nguồn: Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương
 

 
 
  

Ban biên tập xin gửi tới các đồng chí chủ chương, chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2021.
1. Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4/2021
1.1. Cấp thẻ BHYT mẫu mới từ 01/4/2021
Từ ngày 01/4/2021, Quyết định 1666/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức có hiệu lực. Theo đó, áp dụng mẫu thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) mới với nhiều cải tiến so với trước đây:
- Kích thước thẻ nhỏ gọn như một chiếc thẻ ATM, chỉ dài 85,6mm và rộng 53,98mm trong khi mẫu thẻ cũ dài đến 98mm và rộng 66mm;
- Thẻ sẽ được in plastic sau khi in, thay vì chỉ là một mảnh giấy mỏng manh như thẻ cũ. Do đó, sẽ hạn chế được tình trạng nhàu nát, ẩm mốc, rách hỏng khi gặp nước…
- Mã số thẻ sẽ chỉ còn 10 chữ số (chính là mã số bảo hiểm xã hội) thay vì 15 ký tự như trước đây. Mức hưởng của người tham gia BHYT sẽ được thể hiện tại góc bên phải của thẻ, theo các kí tự từ 1 đến 5.
- Mặt sau của thẻ có các thông tin về nơi cấp, đổi thẻ; hướng dẫn kiểm tra chi phí khám, chữa bệnh - những thông tin mà mẫu thẻ trước đây không hề có.
1.2. Thêm một loại phí hải quan mới từ 05/4/2021
Thông tư 14/2021/TT-BTC đã bổ sung một loại phí hải quan mới là phí cấp, cấp lại sổ tạm quản (sổ ATA) đối với hàng hóa tạm xuất, tái nhập theo Nghị định 64/2020/NĐ-CP.
Mức thu phí hải quan cấp sổ ATA là 1.000.000 đồng/sổ và phí cấp lại sổ ATA là 500.000 đồng/sổ.
Ngoài bổ sung loại phí nêu trên, mức thu các loại phí khác vẫn được giữ nguyên như trước đây, trong đó có: Phí hải quan đối với hàng xuất, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh: 200.000 đồng/tờ khai; Lệ phí đối với phương tiện quá cảnh đường bộ (ô tô, đầu kéo, máy kéo): 200.000 đồng/phương tiện…
Cũng theo Thông tư này, phí hải quan sẽ được miễn đối với các trường hợp như: Hàng viện trợ nhận đạo, viện trợ không hoàn lại; Hàng xuất, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 01 triệu đồng trở xuống hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới 100.000 đồng…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/4/2021.
1.3. Đánh đập chó, mèo bị phạt đến 3 triệu đồng
Chính phủ đã quy định mức phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm nguyên tắc đối xử nhân đạo đối với vật nuôi.
Cụ thể, khoản 1 Điều 29 của Nghị định 14/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/4/2021 chỉ rõ: Phạt tiền từ 1.000.000 - 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
Riêng với cơ sở giết mổ tập trung, nếu đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ; không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ cũng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, Nghị định cũng chỉ rõ, với mô hình chăn nuôi nông hộ (chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình), nếu không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh sẽ bị phạt từ 500.000 đồng - 1.000.000 đồng.
Trong trường hợp trên, ngoài bị phạt tiền, còn buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục…
1.4. Điều kiện miễn thuế nhập khẩu 5 năm với vật tư, linh kiện
Theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được, sẽ được miễn thuế nhập khẩu trong 05 năm để sản xuất phục vụ các dự án sau:
- Dự án đầu tư thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư
- Dự án đầu tư thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khă
- Dự án đầu tư của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.
Thời gian bắt đầu sản xuất là thời gian sản xuất chính thức, không bao gồm thời gian sản xuất thử. Người nộp thuế tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về ngày thực tế sản xuất và thông báo trước khi làm thủ tục hải quan.
Hết thời hạn miễn thuế 05 năm, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ thuế theo quy định đối với lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu đã được miễn thuế nhưng không sử dụng hết.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 25/4/2021.
1.5. Áp dụng quy chế thi tốt nghiệp THPT 2021
Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) đã được sửa đổi bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT, áp dụng từ ngày 27/4/2021.
So với năm ngoái, Quy chế thi năm nay có nhiều điểm mới, trong đó có:
- Thí sinh hạnh kiểm yếu năm trước thi lại phải có xác nhận của địa phương;
- Thí sinh được bảo lưu điểm của bài thi độc lập đạt từ 05 điểm trở lên (trước đây, chỉ bài thi độc lập hoặc điểm môn thi thành phần của bài thi tổ hợp từ 05 điểm trở lên mới được bảo lưu);
- Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra về khi hết thời gian của buổi thi (trước đây được ra về sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm)…
Nguồn: http://baochinhphu.vn/
 

 
 
  
 
 

HỎI ĐÁP VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 – 2026
1. Hỏi đáp về bầu cử Đại biểu Quốc hội
Câu 1: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 có ý nghĩa chính trị như thế nào?
Trả lời: Bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương nói riêng.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được tổ chức cùng một ngày trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, diễn ra sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, ngành; là nơi để cử tri phát huy quyền làm chủ công dân, lựa chọn bầu ra những người tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2: Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước ta? Tại sao nói Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?
Trả lời: Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội, hoạt động của công dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Điều đó có nghĩa nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của nhân dân. Chỉ có Quốc hội mới có quyền biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc, tính cưỡng chế nhà nước đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Câu 3: Tại sao nói Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân?
Trả lời: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bầu cử đại biểu Quốc hội là kết quả lựa chọn thống nhất của nhân dân cả nước;
- Quốc hội gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước;
- Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân và dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước;
- Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp và quyết định những vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia cũng như các vấn đề trọng đại của đất nước.
Câu 4: Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trả lời: Hiến pháp và pháp luật quy định Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;
- Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;
- Quyết định đại xá;
- Quy định hàm, cấp trong các đơn vị vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;
- Quyết định việc trưng cầu ý dân.
Câu 5: Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao nhiêu năm?
Trả lời: Nhiệm kỳ mỗi khóa Quốc hội là năm năm. Nhiệm kỳ được tính từ kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.
Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Ví dụ Quốc hội khóa XII rút ngắn nhiệm kỳ xuống còn 4 năm (2007 - 2011).
Câu 6: Tại sao nói bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời: Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra Nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội.
Câu 7: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành theo những nguyên tắc nào?
Trả lời: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đó cũng là những tư tưởng chỉ đạo trong việc tổ chức bầu cử, thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Các nguyên tắc này thể hiện tính chặt chẽ, thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tiến hành bầu cử, bảo đảm cho cuộc bầu cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng nguyện vọng của cử tri khi lựa chọn. Nguyên tắc bầu cử yêu cầu phải quy định rõ quyền và trách nhiệm của cử tri trong bầu cử, trách nhiệm của Nhà nước phải bảo đảm các quy định về bầu cử.
Câu 8: Thế nào là nguyên tắc phổ thông trong bầu cử?
Trả lời: Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử, bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân.
Câu 9: Đại biểu Quốc hội có những tiêu chuẩn gì?
Trả lời: Để đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội thì việc quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là cần thiết, làm cơ sở để cử tri lựa chọn và bầu ra được những đại biểu đủ đức, đủ tài, xứng đáng làm đại biểu Quốc hội. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội là:
1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;    
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Câu 10: Những người nào được gọi là cử tri?
Trả lời: Cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử (Ngày 23 tháng 5 năm 2021), đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Câu hỏi tình huống: Anh X sinh ngày 22/5/2003. Nghe báo đài đưa tin, Ngày 23/5/2021 là ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026, vậy anh X có đủ tuổi tham gia bầu cử hay không?
Trả lời: Theo Quy định Luật bầu cử đai biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, cử tri là người có quyền bầu cử. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - là người có quốc tịch Việt Nam, tính đến ngày bầu cử đủ 18 tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử.
Do ngày bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là ngày 23/5/2021, nên tính đến ngày 23/5/2021, anh X đã đủ 18 tuổi thỏa mãn độ tuổi được tham gia bầu cử.
Câu 11: Những người nào không được ghi tên vào danh sách cử tri?
Trả lời: Những người không được ghi tên vào danh sách cử tri là người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự.
Người đang bị tạm giam nói trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội là những bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự tuy chưa phải là những người bị Toà án kết án nhưng do tính chất của vụ án hình sự và theo những căn cứ quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự thì họ bị hạn chế quyền tự do để phục vụ yêu cầu điều tra, xét xử hoặc để bảo đảm thi hành án phạt tù.
Câu 12: Trường hợp nào bị xóa tên khỏi danh sách cử tri?
Trả lời: Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án nhân dân hoặc cơ quan hữu quan phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã lập danh sách cử tri để xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
Câu 13: Việc niêm yết danh sách cử tri được tiến hành như thế nào?
Trả lời: Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri phải niêm yết danh sách đó tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi danh sách cử tri và việc niêm yết để nhân dân kiểm tra.
Câu 14: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri được thực hiện như thế nào?  
Trả lời: Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi lăm ngày, kể từ ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại bằng miệng hoặc bằng văn bản với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải ghi vào sổ những khiếu nại đó. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về kết quả giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri thì có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán thụ lý ngay vụ án. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu kiện, Tòa án nhân dân phải giải quyết xong. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ vụ án và trả lại đơn kiện. Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà xét xử. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng.
Câu 15: Cử tri đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền bầu cử ở nơi khác không?
Trả lời: Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi mới đến. Ở những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn thì Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập danh sách cử tri và cấp giấy chứng nhận "Đi bỏ phiếu nơi khác". Khi cấp giấy chứng nhận, Ủy ban nhân dân phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên cử tri “Đi bỏ phiếu nơi khác”.
Câu 16: Người nào không được ứng cử đại biểu Quốc hội?
Trả lời: Những người không được ứng cử đại biểu Quốc hội là:
- Người chưa đủ 21 tuổi.
- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Người đang bị khởi tố về hình sự;
- Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
- Người đang bị tạm giam;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án;
- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vi phạm tội quả tang, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết, thì Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử để xoá tên người đó trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Trường hợp người ứng cử đã được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng trong thời gian Hội đồng bầu cử chưa công bố danh sách này mà người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc xoá tên người ứng cử đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật đã được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu; Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sau khi trao đổi ý kiến với Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc xoá tên người ứng cử đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật đã được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giới thiệu.
Câu 17: Ngày bầu cử được quy định như thế nào?
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử. Trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiêu sớm hơn ngày Quy định thì Ủy ban bầu cử trình Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định.
Căn cứ vào Quy định nói trên, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quyết định rõ Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là Chủ nhật, ngày 23 tháng 5 năm 2021.
Câu 18: Việc bỏ phiếu được bắt đầu và kết thúc khi nào? Việc bỏ phiếu có thể bắt đầu sớm và kết thúc sớm hoặc muộn hơn không? Ai có quyền quyết định?
Trả lời: Trong ngày bầu cử đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, công bố, việc bỏ phiếu sẽ được bắt đầu từ 7 giờ sáng và thực hiện liên tục đến 7 giờ tối cùng ngày. Đây là khoảng thời gian thuận lợi và phù hợp nhất đối với mọi người trong ngày. Tuy nhiên, tuỳ tình hình thực tế ở địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu bỏ phiếu sớm hơn, nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không quá 09 giờ tối cùng ngày.
Trong ngày bầu cử, các thành viên của Tổ bầu cử phải đến sớm hơn 7 giờ sáng hoặc sớm hơn giờ khai mạc mà Tổ đã quy định để kiểm tra nơi bỏ phiếu và tiến hành khai mạc cuộc bỏ phiếu.
Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri ở phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu. 
Câu 19: Cử tri có được bầu cử thay không?
Trả lời: Việc bầu cử được tiến hành theo nguyên tắc trực tiếp, theo đó cử tri phải tự mình đi bầu, trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Cử tri không được bầu bằng cách gửi thư hoặc nhờ người khác bầu thay.
Trong trường hợp do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu; nếu không tự mình viết được phiếu bầu thì được phép nhờ người khác viết hộ, nhưng cử tri phải tự bỏ phiếu vào hòm phiếu. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do sức khỏe, tàn tật mà cử tri không thể tự bỏ phiếu thì được phép nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Câu 20: Những phiếu bầu cử nào là phiếu hợp lệ?
Trả lời: Những phiếu bầu cử sau đây là phiếu hợp lệ:
- Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu  mà đơn vị bầu cử được bầu;
- Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.
Câu 21: Những phiếu bầu cử nào là phiếu không hợp lệ?
Trả lời: Những phiếu bầu cử sau đây là phiếu không hợp lệ:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu (ví dụ được bầu 2 đại biểu mà để tên 3 người);
- Phiếu gạch, xoá hết họ, tên tất cả những người ứng cử;
- Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.
2. Hỏi đáp về bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân
Câu 1: Đại biểu Hội đồng nhân dân cần có những tiêu chuẩn gì?
Trả lời: Đại biểu Hội đồng nhân dân là nhân tố quyết định chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, vì vậy tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân là điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương.
+ Theo quy định tại Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cần có đủ năm tiêu chuẩn sau:
- Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và xây dựng, phát triển địa phương;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành pháp luật, tự giác làm theo pháp luật mọi nơi mọi lúc, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; 
- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương;
 - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; 
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
+ Theo quy định tại Văn bản số 01-HD/BTCTW ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng hướng dẫn về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016, không đưa vào danh sách bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân những người vi phạm Quy định số 57-HD/TW ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.
Câu 2: Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Trả lời: Theo quy định tại các điều 36, 38, 39, 40, 41 và 42 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nhà nước ở địa phương và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân;
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình và chịu sự giám sát của cử tri; có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri;
- Có trách nhiệm báo cáo với cử tri kết quả của kỳ họp Hội đồng nhân dân, phổ biến và giải thích các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các Nghị quyết đó;
- Có trách nhiệm trả lời các yêu cầu, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu các khiếu nại, tố cáo của cử tri để kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết;
- Có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
- Có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;
- Có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách chung của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung;
- Có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Hội đồng nhân dân bầu.
Câu 3: Tại sao nói bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cử tri?
Trả lời: Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của cử tri, bởi vì:
- Cử tri tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền cơ bản về bầu cử và ứng cử của công dân - những quyền chính trị cơ bản trong một nhà nước dân chủ được Hiến pháp quy định.
- Thông qua bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri vừa thực hiện quyền chính trị của công dân đồng thời thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương bằng việc lựa chọn, giới thiệu và bầu người được nhân dân tín nhiệm vào Hội đồng nhân dân - cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. 
Câu 4: Thẻ cử tri của công dân được quy định như thế nào?
Trả lời: Theo Điều 19 Nghị quyết số 1020/2011/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:
 - Thẻ cử tri của công dân ở xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri ký tên và đóng dấu.
- Thẻ cử tri của quân nhân ở đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.
- Đối với những nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký tên, đóng dấu thẻ cử tri của những công dân này.
Câu 5: Những người tạm vắng khỏi nơi cư trú kể từ ngày niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bỏ phiếu vì các lý do khác nhau thì ghi tên vào danh sách cử tri ở đâu để thực hiện quyền bầu cử?
Trả lời:  Đối với cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 1020 /2011/UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân đang đi công tác và những người di cư tự do, đi lao động, làm việc, đi thăm người thân, đi du lịch ở nơi nào thì xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mới đến Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận “Đi bỏ phiếu nơi khác” do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc do chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân cấp để được ghi tên bổ sung vào danh sách cử tri, tham gia bỏ phiếu ở nơi đó và được tính vào tổng số cử tri ở nơi mới đến.
Nếu họ chưa có Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận “Đi bỏ phiếu nơi khác” thì Uỷ ban nhân dân cấp xã yêu cầu những người này liên hệ với Uỷ ban nhân dân cấp xã  hoặc chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân nơi lập danh sách cử tri trước ngày niêm yết danh sách cử tri để nhận Thẻ cử tri hoặc Giấy chứng nhận “Đi bỏ phiếu nơi khác” để được bầu cử ở nơi mới đến.
- Đối với công dân Việt Nam công tác, lao động, học tập, du lịch, thăm người thân hoặc định cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bỏ phiếu hai mươi bốn giờ: Đến Uỷ ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để ghi tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri để được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú); được bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nếu xuất trình tại nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú).
Câu 6: Trường hợp nào thì cử tri được nhờ người khác viết hộ phiếu bầu? Người được nhờ viết phiếu hộ có trách nhiệm gì?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 50 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu.
 Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Nếu vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì cử tri có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
II. CÁC MỐC THỜI GIAN BẦU CỬ
Chậm nhất ngày 07/02/2021 (105 ngày trước ngày bầu cử):
+ Thành lập Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố;
+ Thành lập Ủy ban bầu cử cấp huyện, Ủy ban bầu cử cấp xã.
Chậm nhất là ngày 17/02/2021 (95 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Khoảng từ ngày 22/02/2021 đến 27/02/2021 (85 - 90 ngày trước ngày bầu cử): Các địa phương gửi dự kiến danh sách đơn vị bầu cử ở địa phương mình về Hội đồng bầu cử quốc gia.
Chậm nhất ngày 04/3/2021 (80 ngày trước ngày bầu cử):
+ Công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử, số lượng đại biểu Quốc hội dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
+ Công bố số đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu dự kiến được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
Chậm nhất ngày 14/3/2021 (70 ngày trước ngày bầu cử):
+ Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội;
+ Thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
Chậm nhất là 17 giờ ngày 14/3/2021 (70 ngày trước ngày bầu cử): Kết thúc việc tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử.
Chậm nhất là ngày 19/3/2021 (65 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ 2.
Chậm nhất ngày 03/4/2021 (50 ngày trước ngày bầu cử): Thành lập Tổ bầu cử.
Ngày 13/4/2021 (40 ngày trước ngày bầu cử): Niêm yết danh sách cử tri.
Chậm nhất là ngày 18/4/2021 (35 ngày trước ngày bầu cử): Hội nghị hiệp thương lần thứ 3.
Chậm nhất là ngày 28/4/2021 (25 ngày trước ngày bầu cử): Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
10 ngày trước ngày bầu cử (tức ngày 13/5/2021): Ngừng việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
Trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ (tức ngày 22/5/2021): Kết thúc vận động bầu cử.
- Ngày 23/5/2021: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Chậm nhất là ngày 02/6/2021 (10 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã.
Chậm nhất là ngày 12/6/2021 (20 ngày sau ngày bầu cử): Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
- Các địa phương tiến hành tổng kết cuộc bầu cử từ sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố kết quả bầu cử cho đến trước ngày 22/6/2021.
                                                                   Nguồn: thuvienphapluat.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
 

Văn bản mới

 Số: 27-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số: 26-HD/ĐTN
Tên: (Hướng dẫn Đoàn viên tham gia hoạt động Đoàn tại nơi cư trú giai đoạn 2018 - 2022)

Ngày BH: (30/09/2018)

 Số 70 - CV/ĐTN
Tên: (V/v tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tham gia Hệ tri thức Việt số hóa)

Ngày BH: (07/08/2018)

 Số 18 - KH/ĐTN
Tên: (Kế hoạch Tổ chức các hoạt động “Tuổi trẻ tri ân các anh hùng liệt sỹ” nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018))

Ngày BH: (02/07/2018)

 Số 56-CV/ĐTN
Tên: (V/v vận động ĐVTN tham gia công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư về các biện pháp phòng chống bệnh dại)

Ngày BH: (08/07/2018)

 Hướng dẫn số 17-HD/ĐTN Xây dựng Đoàn cơ sở "3 chủ động" giai đoạn 2018-2022
Tên: (Hướng dẫn xây dựng đòn cơ sở "3 chủ động", giai đoạn 2018-2022)

Ngày BH: (01/07/2018)

 Công văn số 56-CV/ĐTN v/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật"
Tên: (V/v tham gia Câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật")

Ngày BH: (01/07/2018)

 49 - CV/ĐTN
Tên: (Triển khai cuộc vận động “Mỗi thanh niên một ý tưởng sáng tạo” trong thanh niên Hòa Bình năm 2018.)

Ngày BH: (21/06/2018)

 KH số 08 tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
Tên: (KH tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh)

Ngày BH: (11/03/2018)

 Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018
Tên: (Thể lệ cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình" 2018)

Ngày BH: (28/03/2018)

Music


  • Đang truy cập: 352
  • Hôm nay: 87229
  • Tháng hiện tại: 1728609
  • Tổng lượt truy cập: 25046808

Liên kết Website