HÒA BÌNH | TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Số 12 – Tháng 12/2020 Lưu hành nội bộ Kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), 31 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2020) |
1. Nội dung sinh hoạt - Họp chi Đoàn, Ban chấp hành chi Đoàn báo cáo, tổng kết đánh giá công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tháng 11/2020, đánh giá những mặt làm được và chưa làm được trong tháng; tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2020.
- Triển khai nhiệm vụ trong tháng 12 với những nội dung:
+ Tiếp tục tuyên truyền và tổ chức hoạt động hưởng ứng các Ngày lễ kỷ niệm của đất nước, dân tộc, tuyên truyền về kết quả Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; duy trì tuyên truyền các hoạt động khởi nghiệp gắn với giới thiệu các mô hình hay, cách làm sáng tạo trên các lĩnh vực của đoàn viên, thanh niên.
+ Tiếp tục nhân rộng các gương điển hình, mô hình, những tấm gương đảng viên ưu tú trên các lĩnh vực, những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả của các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội. Đẩy mạnh và duy trì đều đặn chuyên mục
“Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp” trên facebook của các đơn vị.
+ Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 31 năm ngày hội quốc phòng toàn dân thông qua các hình thức như: hành trình về nguồn; thăm kết nghĩa, giao lưu với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn; hội diễn văn nghệ vui Xuân đón Tết…
+ Tổ chức các hoạt động Chào năm mới 2021.
+ Chuẩn bị một số phần việc thanh niên tham gia các hoạt động Tình nguyện mùa Đông 2020 và Xuân tình nguyện 2021.
+ Kết hợp việc tổ chức sinh hoạt chính trị trong toàn Đoàn với việc chỉ đạo các cơ sở Đoàn tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân, các trường học khắc phục hậu quả đợt mưa lũ kéo dài; phát động, hướng dẫn và đề nghị đoàn viên, chi đoàn đăng ký các nội dung, phần việc thiết thực hưởng ứng các hoạt động Tình nguyện mùa đông.
2. Hình thức tổ chức sinh hoạt- Tùy tình hình thực tế, các chi đoàn có thể lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp với điều kiện của đơn vị mình bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền ý nghĩa lịch sử Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh; ý nghĩa lịch sử của Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội quốc phòng toàn dân; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tuyên truyền ca khúc cách mạng, thăm các địa chỉ đỏ, đảm bảo không khí vui tươi, sôi nổi, thiết thực và thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo đoàn viên, thanh niên. Tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên rèn luyện về đạo đức, lối sống.
- Vận động đoàn viên thanh niên tích cực tham gia vào các hoạt động Tình nguyện mùa Đông 2020 và Xuân tình nguyện 2021 thông qua những việc làm thiết thực mang lại hiệu quả cao, tạo sức lan tỏa trong thanh niên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài của nhân dân Việt Nam, là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng. Người đã trực tiếp sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam.
Với tầm nhìn chiến lược và nhạy bén, ngay từ những năm 1920, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị cho sự ra đời của một quân đội cách mạng. Người trực tiếp mở các lớp đào tạo cán bộ, lựa chọn các học viên đi học ở Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Đồng thời, viết, xuất bản nhiều sách, báo về lĩnh vực quân sự. Giữa năm 1940, Người đã giới thiệu đồng chí Võ Nguyên Giáp đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Diên An và căn dặn “cố gắng học thêm quân sự”.
Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu, bốn bể tìm đường cứu nước, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam và xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa cách mạng đầu tiên của cả nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người vẫn tiếp tục cử đồng chí Võ Nguyên Giáp ở lại Trung Quốc học tập “Chú Văn (tên gọi khác của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) phải chú trọng thêm quân sự”.
Tại Pác Bó, từ ngày 10 - 19/5/1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ đi từ “khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương” để “mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn giành chính quyền trong cả nước”.
Tháng 10/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ cho các đồng chí Lê Thiết Hùng, Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm có nhiệm vụ phối hợp với nhau cùng mở lớp huấn luyện quân sự tập trung đầu tiên tại Pác Bó để tiến tới thành lập đội vũ trang cách mạng. Người trực tiếp tham gia huấn luyện cho các đội viên. Để có tài liệu giảng dạy, Người đã biên soạn các tài liệu quân sự quan trọng như: “Mười điều kỷ luật”; “Cách đánh du kích”; “Những hiểu biết cơ bản về quân sự”; “Kinh nghiệm du kích Nga”...
Được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo, lực lượng cách mạng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Từ việc xây dựng đội quân chính trị của quần chúng, giác ngộ về đường lối cứu nước giải phóng dân tộc, từ các đội du kích vũ trang bảo vệ cơ sở, chống cướp phá của địch, lực lượng vũ trang tập trung dần dần hình thành. Đặc biệt, căn cứ địa Cao Bằng đã mở nhiều lớp huấn luyện quân sự về lý luận chiến tranh giải phóng, về cách đánh du kích đã trang bị cho lớp cán bộ đầu tiên của Quân đội ta những kiến thức quân sự cơ bản.
Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng. Tháng 8/1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân “Cầm vũ khí, đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sẵn sàng hưởng ứng khởi nghĩa. Lãnh tụ Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bây giờ thời kỳ cách mạng hòa bình phát triển đã qua nhưng thời kỳ toàn dân khởi nghĩa chưa tới... Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Song hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự. Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên”.
“Hình thức thích hợp” lúc bấy giờ, theo lãnh tụ Hồ Chí Minh là thành lập đội quân giải phóng - đội quân chủ lực đầu tiên - Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ). Trong Chỉ thị thành lập Đội do Người soạn thảo, Người nói rõ: “Tên Đội VNTTGPQ nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự”, nguyên tắc tổ chức lực lượng là “sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những đội du kích Cao - Bắc - Lạng, số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực”; về chiến thuật “vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung”.
Người bày tỏ sự tin tưởng: “Đội VNTTGPQ là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta”. Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập đội.
Thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lê Quảng Ba cùng Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng họp bàn, tích cực khẩn trương chuẩn bị việc chọn người và tập trung vũ khí, thống nhất kế hoạch tổ chức cụ thể.
Ngày 22/12/1944, Lễ thành lập Đội VNTTGPQ được cử hành trọng thể tại triền núi Dền Sinh, nhánh núi Slam Cao thuộc dải Khau Giáng (rừng Trần Hưng Đạo), tổng Hoàng Hoa Thám (xã Tam Kim), châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tham dự buổi lễ có đại biểu Liên Tỉnh ủy Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn, đại diện các đoàn thể Cứu quốc và đại biểu tiêu biểu đại diện cho nhân dân các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông của châu Nguyên Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn. Đội gồm 34 chiến sĩ với 34 khẩu súng các loại, có chi bộ Đảng lãnh đạo, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Trong số 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội có 25 chiến sĩ là con em các dân tộc tỉnh Cao Bằng (trong đó, đồng chí Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch làm Chính trị viên). Từ đội quân chủ lực đầu tiên, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã không ngừng phát triển, thể hiện đội quân vững vàng về chính trị, tài giỏi về quân sự, chiến đấu và chiến thắng trong Cách mạng Tháng Tám, trong 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Đó là Đội quân Anh hùng của Dân tộc Anh hùng. Quá trình hình thành, phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên Quân đội ta đã được nhân dân gọi với cái tên rất thân mật nhưng cũng rất đỗi tự hào “Bộ đội Cụ Hồ”.
Nguồn: http: www.baonghean.vn - 1/12/1920 - 01/12/2020: Kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Anh.
- 19/12/1946: Ngày toàn quốc kháng chiến.
- 20/12/1960: Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- 22/12/1944: Ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
- 22/12/1989: Ngày Hội quốc phòng toàn dân.
19/12/1946:Ngày toàn quốc kháng chiến Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Đáp lời kêu gọi cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, theo đường lối kháng chiến đúng đắn do Đảng vạch ra, thanh niên cả nước cùng toàn dân nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta.
20/12/1960:Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Vào lúc 20 giờ ngày 19/12/1960, tại vùng giải phóng của miền Đông Nam Bộ, đại biểu các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc toàn miền Nam đã họp Đại hội để thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN). 01 giờ sáng ngày 20/12, MTDTGPMNVN long trọng tuyên bố thành lập. Mặt trận công bố chương trình hành động gồm 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, nhằm xây dựng một miền Nam Việt Nam độc lập, dân chủ, hòa bình thống nhất nước nhà.
22/12/1944: Ngày Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 22/12/1989: Ngày Hội quốc phòng toàn dânNăm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là ngày kỷ niệm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày hội Quốc phòng Toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị…
|
| |
Tại phiên họp ngày 16/6/2020, Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội Khóa XIV đã biểu quyết thông qua Luật Thanh niên năm 2020 thay thế Luật Thanh niên năm 2005 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Ban biên tập xin gửi tới các đồng chí 1 số điểm mới nổi bật của Luật Thanh niên năm 2020 BBT xin gửi tới các đồng chí một số chính sách có hiệu lực từ tháng 12/2020 Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lậpNghị định
120/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 01/12/2020.
Nghị định nêu rõ: Các đơn vị sự nghiệp công lập mới phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu). Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới phải tự đảm bảo về chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể. Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Quy định mới về khiếu nại và giải quyết khiếu nạiNghị định số
124/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2020 và thay thế Nghị định số
75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định một số biện pháp thi hành Luật Khiếu nại gồm: hình thức khiếu nại; khiếu nại lần hai; đại diện thực hiện việc khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; xem xét việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật; xử lý hành vi vi phạm.
Trốn thuế sẽ bị phạt tiền từ 1 - 3 lần số thuế trốnCó hiệu lực từ ngày 05/12/2020, Nghị định số
125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn; trong đó quy định phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Tiêu chí khai thuế GTGT, thuế TNCN theo quýCó hiệu lực từ ngày 05/12/2020, Nghị định
126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, trong đó quy định tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quanCó hiệu lực từ ngày 10/12/2020, Nghị định số
128/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Trong đó, đối với vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra, Nghị định quy định phạt tiền từ 8 – 12 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan; không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụNghị định số
130/2020/NĐ-CP ban hành ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có hiệu lực từ ngày 20/12/2020.
Nghị định nêu rõ, những người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1- Các ngạch công chức và chức danh sau: Chấp hành viên; điều tra viên; kế toán viên; kiểm lâm viên; kiểm sát viên; kiểm soát viên ngân hàng; kiểm soát viên thị trường; kiểm toán viên; kiểm tra viên của Đảng; kiểm tra viên hải quan; kiểm tra viên thuế; thanh tra viên; thẩm phán.
2- Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Hướng dẫn bảo vệ việc làm cho người tố cáoThông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 1/12/2020.
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Nguồn: baochinhphu.vn Tổ Quốc Gọi Tên MìnhTác giả:
Đinh Trung Cẩn, Nguyễn Phan Quế Mai Tôi đang nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ Quốc vọng về từ biển cả
Bão tố dập dồn, giăng lưới bủa vây.
Tôi đang nghe Tổ Quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Sóng cuồng cuộng lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau.
Tổ Quốc của tôi, Tổ Quốc của tôi
Mấy ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Ngọn đuốc hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông.
Tổ Quốc linh thiêng, Tổ Quốc linh thiêng
Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa
Biết bao triệu mỗi người thao thức tiếng Việt Nam
Biết bao triệu người lấy thân mình che chở.
Tổ Quốc linh thiêng, Tổ Quốc linh thiêng
Ngọn đuốc hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe, tôi lắng nghe
Tôi lắng nghe Tổ Quốc gọi tên mình.
Ý kiến bạn đọc